Không ít gia chủ hiện nay thắc mắc mâm cơm cúng Thổ công ngày rằm, mồng 1 cần chuẩn bị những lễ vật gì hay văn khấn Thổ công những ngày này nên đọc bài văn khấn thổ công ngày rằm, mồng 1 nào đúng chuẩn? Để những băn khoăn này được giải đáp, các bạn hãy cùng theo dõi những thông tin thú vị và hữu ích được Gốm sứ trang trí Đại Việt chia sẻ ngay sau đây nhé!
Ý nghĩa thờ cúng, tâm linh của bài văn khấn thổ công ngày rằm, mùng 1 hàng tháng
Phong tục truyền thống của người Việt được duy trì từ xưa đến nay luôn coi ngày mùng 1 là ngày sóc. Sóc có nghĩa là sự khởi đầu, là bắt đầu mới. Do vậy, ngày mùng 1 đầu tiên của tháng mới sẽ được gọi là ngày sóc.
Cùng với đó, ngày rằm hàng tháng sẽ được gọi là ngày vọng. Theo đó, vọng có nghĩa là ngày mà mặt trăng và mặt trời đối xứng nhau ở hai cực xa nhất trong tháng. Vì vậy, ngày này có ý nghĩa đó là thể hiện sự nhìn xa trông rộng. Đồng thời, quan niệm của người xưa cho rằng: Vào ngày rằm hàng tháng này, mặt trăng và mặt trời sẽ nhìn thấy nhau một cách rõ ràng nhất, mang ý nghĩa soi chiếu vào mọi tâm hồn. Nhờ vậy, tâm hồn của con người sẽ trở nên trong sạch, minh mẫn và sáng suốt hơn, giúp đẩy lùi được mọi đen tối trong lòng.
Đặc biệt, nhờ vào sự thông suốt của mặt trăng và mặt trời mà thần thánh và tổ tiên sẽ thông thương, nhìn thấu được mọi chuyện của con người ở dương gian. Không những thế, lòng thành cầu nguyện của con người khi được dâng lên sẽ đạt tới cảm ứng giữa con người và quỷ thần trong tiểu vũ trị “thiên địa nhân”. Từ đó, con người sẽ nhận được nhiều điều an lành, tốt đẹp hơn trong cuộc sống.
Trong quan niệm tâm linh của người Việt, ngày Sóc và ngày Vọng là để con cháu trong gia đình tưởng nhớ về tổ tiên, về những người đã khuất trong gia đình. Ngoài ra, hai ngày đặc biệt này còn mang ý nghĩa đó là ngày “Cát tường” nghĩa là ngày đẹp trong tháng để gia chủ thực hiện nhiều công việc quan trọng.
Lễ vật cúng thổ công ngày rằm và mồng một hàng tháng cần gồm những gì?
Vào ngày rằm, mồng 1 hàng tháng gia chủ cần chuẩn bị một số lễ vật để cúng thổ công trong gia đình. Vậy lễ vật cúng này gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ những gì? Theo đó, gia chủ có thể sử dụng mâm cơm cúng mặn hoặc mâm cơm chay để kính dâng lên thổ công trong nhà. Mâm cỗ này có thể được chuẩn bị đơn giản hay sang trọng tùy vào tâm của gia chủ cũng như điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. Tuy nhiên, mâm lễ cúng trong những ngày thường bao gồm những vật phẩm như sau:
Cúng lễ chay:
- Hương
- Hoa tươi
- Rượu trắng
- Trầu cau tươi
- Trái cây tươi, bánh kẹo: Tùy lễ vật của mỗi gia đình, trong đó có thể chọn chuối, táo, dưa hấu và hộp bánh
- Nước trắng
- Vàng mã
Cúng lễ mặn:
- Hương
- Hoa tươi
- Trầu cau
- Rượu trắng
- Nước trắng
- Thịt luộc: Thịt gà hoặc thịt lợn luộc
- Các món mặn khác: món xào, món canh
- Đồ vàng mã
Gia chủ có thể tham khảo và lựa chọn cúng ngày rằm, mùng 1 bằng mâm cúng chay hoặc mâm cúng mặn. Theo đó, với những mâm cúng này, gia chủ có thể thêm bớt một số lễ vật sao cho phù hợp với lòng thành cũng như điều kiện kinh tế của gia đình mình. Tuy nhiên, dù theo đổi nhiều hay ít các lễ vật trong mâm cúng thì gia chủ vẫn phải đảm bảo lòng thành kính của mình khi dâng lên thần linh, gia tiên để nhận được sự che chở, phù hộ độ trì của gia tiên, ông bà trong nhà.
Tham khảo mẫu bài văn khấn thổ công ngày rằm, mùng 1 hàng tháng đúng chuẩn nhất
Để lễ cúng đảm bảo sự linh thiêng và thể hiện lòng thành kính, biết ơn của mình đến thổ công cũng như ông bà, gia tiên trong gia đình, gia chủ cần sử dụng đúng bài văn khấn thổ công ngày rằm, mồng 1 hàng tháng. Theo đó, gia chủ có thể tham khảo bài văn khấn thổ công ngày rằm, mồng 1 đúng chuẩn và đầy đủ được mang đến sau đây:
Cúng thổ công ngày rằm, mùng 1, gia chủ có thể tham khảo mâm cúng cũng như bài văn khấn đúng chuẩn và chi tiết mà gomdaiviet.vn đã mang đến trong bài viết trên đây. Hy vọng với sự thành tâm của mình, các bạn sẽ nhận được sự che chở và phù hộ độ trì của thổ công cũng như ông bà, gia tiên trong gia đình.