Văn khấn quan lớn Tuần Tranh Đền Tranh Chính Xác & Đầy Đủ

Văn khấn quan lớn Tuần Tranh Đền Tranh Chính Xác & Đầy Đủ

Người Việt có tập tục lập đền thờ cúng các vị thần tiên, quan lớn, người có công với dân nhân. Tại Đền Tranh tại Hải Dương hiện đang thờ phụng Quan lớn Tuần Tranh một trong những vị thần tiên được giáng thế xuống nhân gian trở thành vị tướng quân tài 3 trong lịch sử. Nếu có dịp qua Hải Dương bạn có thể ghé Đền Tranh dâng hương và tỏ lòng thành kính với Ngài. Tại bài viết sau đây Cửa hàng gốm sứ Bát Tràng Đại Việt sẽ cung cấp lịch sử cũng như bài văn khấn Quan lớn Tuần Tranh đến quý vị và các bạn. 

Văn khấn quan lớn Tuần Tranh Đền Tranh Chính Xác & Đầy Đủ
Văn khấn quan lớn Tuần Tranh Đền Tranh Chính Xác & Đầy Đủ

Lịch sử Quan lớn Tuần Tranh và Đền Tranh (Hải Dương)

Theo các sự tích được truyền miệng trong dân gian Quan lớn Tuần Tranh chính là con trai của Vua Cha Bát Hải Đồng Đình. Ông là người con trai thứ 5 cùng với 4 người anh trong Ngũ Vị Tôn Quan của Thiên giới. Quan lớn Tuần Tranh được Ngọc Hoàng Đại Đế cho phép cai quản địa binh, giải oan nghiệp cho trần gian. Sau này

Ngài được Ngọc Hoàng giáng xuống trần gian ở thời vua Hùng Định Vương tại một gia đình ở Hải Dương hiện nay. Tại trần gian Quan lớn Tuần Tranh là vị tướng quân tài ba kiêm lĩnh thuỷ bộ, nhiệm vụ chính của ông chính là trấn giữ miền duyên hải sông Tranh. Do lập được nhiều công lao nên Quan lớn Tuần Tranh được sắc phong công hầu. 

Lịch sử Quan lớn Tuần Tranh và Đền Tranh (Hải Dương)
Lịch sử Quan lớn Tuần Tranh và Đền Tranh (Hải Dương)

Sau này Quan lớn Tuần Tranh thích một người phụ nữ nhưng không may người này lại là vợ lẽ của quan huyện. Sau này Ông bị bắt giam phải nhảy xuống sông Kỳ Cung tại Lạng Sơn để minh oan. Tại quê nhà ông hóa thành một đôi rắn được một cặp vợ chồng già và nghèo nuôi như con. Sau này vợ chồng già thả ông xuống sông Tranh, sau này Quan lớn Tuần Tranh được xem như Thần sông được người dân lập Đền thờ phụng. 

Dân thuyền bè muốn qua sông sóng yên biển lặng thì vào đền thắp hương, người dân xung quanh muốn cầu gì thì mang lễ đến cầu khẩn. Sau này Quan lớn Tuần Tranh thích một nàng hầu của quan phủ nên đã bắt nàng ta đi. Quan phủ kiện lên Diêm vương khiến Quan lớn Tuần Tranh bị xử phạt và bắt đi đày tại một trấn biên ải xa xôi. Từ đó Đền Tranh cũng không còn linh thiêng, xin gì được nấy như trước đây nhữ. Tuy nhiên hàng năm người dân địa phương vẫn tổ chức lễ hội Đền Tranh cũng như thắp hương cúng viếng để tỏ lòng thành kính và cầu xin bình an.  

Văn khấn Quan lớn Tuần Tranh – Đền Tranh (Hải Dương)

Hiện nay có rất nhiều bài văn khấn Quan lớn Tuần Tranh để bạn lựa chọn. Tùy thuộc vào các bản văn khấn mà bạn đọc được ở sách báo, mạng internet hay được nghe truyền miệng. Sau đây Gốm Đại Việt xin gửi tới một bản văn khấn Đền Tranh phổ biến đến quý vị và các bạn: 

Lẫm liệt tung hoành uy gia,

Trừ tà sát quỷ nổi danh tướng tài.

Cảnh Thiên thai Quan Tuần ngự giá,

Bộ tiên nàng thứ tự dâng huê.

Chầu thôi lại trở ra về,

Truyền quân dâng nước Thuỷ tề mênh mông.

Cảnh am thanh nhiều bề lịch sự,

Vốn đặt bầy tự cổ vu lai

Có phen xuất nhập trang đài,

Đào lan quế huệ xum vầy xướng ca.

Phú:

Nước Âu Lạc vào đời Thục Phán,

Giặc Triệu Đà có ý xâm lăng,

Triều đình ra lệnh tiến binh,

Thuyền bè qua bên sông Tranh rợp trời.

Công hộ quốc gia phong thượng đẳng,

Tước phong hầu truy tặng Đại vương,

Bảng vàng thánh thọ vô cương

Hiếu trung tiết nghĩa đôi đường vẹn hai.

Đấng anh hùng cổ kim lừng lẫy,

Khắp xa gần đã dậy thần cơ,

Cửa sông đâu có phụng thờ,

Ninh Giang lại nổi đền thờ Tuần Tranh

Gương anh hùng muôn đời soi tỏ,

Đất Văn Lang thiên cổ anh linh

Bao phen đắp luỹ xây thành,

Khắc miền duyên hải, sông Tranh nức lòng.

Thơ:

Sông Tranh ơi hỡi bến sông Tranh,

Non nước còn ghi trận tung hoành,

Lẫm liệt oai hùng gương tráng sĩ,

Ngàn thu ghi nhớ dấu oai linh.

Ai về qua bến sông Tranh,

Nhớ người tráng sĩ tài danh tuyệt vời.

Dẫu rằng nước chảy hoa trôi,

Bến sông Tranh dù cạn, ơn người còn ghi.

Loa đồng hỏi nước sông Tranh,

Thanh long đao năm xưa cứu nước, anh hùng là ai?

Sông Tranh đáp tiếng trả lời,

Chỉ có thanh long đao Quan đệ ngũ, chính người trong phủ Ninh Giang

Oán:

Nhưng nào ngờ đâu khi đất trời thay đổi,

Người anh hùng cổ mang nặng xiềng gông.

Ngày hai nhăm tháng năm, Quan lớn bị bắt giam ở chốn Kỳ Cùng (1)

Quan oan vì tuyết nguyệt, bởi lòng ái 

Ân.

Trước cung điện, triều đình xét hỏi,

Bắt long hầu chuyển khắp mọi nơi.

Quan lớn Tuần oan vì ong bướm lả lơi,

Chiết hoa, đoạt phụ tội trời không dung.

Bắt đày chốn sơn cùng, thuỷ kiệt,

Nỗi oan này thấu tỏ hỡi cao minh.

Gió lạnh sương sa vì đời bội bạc,

Sự ngay gian đảo lộn trắng đen

Hỏi cây cỏ sao mưa dầu nắng dãi,

Lỡ hại người trong lúc phong ba.

Cỏ cây ơi có thấu tỏ lòng ta

Sơn cùng thuỷ kiệt sương sa lạnh lùng.

Đường thiên lý quan san bỡ ngỡ,

Nợ trần hoàn quyết trả cho xong.

Tháng hai vừa tiết trung tuần,

Thử lòng ông lão, mộng trần ứng ngay.

Tỉnh giấc mộng mới hay sự lạ,

Đôi bạch xà tựa cửa hôm mai.

Trí đã quyết khỏi vòng cương toả,

Hay đâu còn mắc nợ oan khiên.

Ngài vừa hay có lệnh ban truyền,

Quan quân tầm nã khắp miền sông Tranh.

Thà thác vinh còn hơn sống nhục,

Cho sông Kỳ Cùng tắm ngọc Côn Sơn.

bài văn khấn quan lớn Tuần Tranh

Lễ hội Đền Tranh truyền thống được tổ chức khi nào? 

Lễ hội Đền Tranh được tổ chức hàng năm theo truyền thống nhằm tưởng nhớ đến Quan lớn Tuần Tranh. Đây cũng là dịp người dân địa phương tụ hội, trở về quê hương cũng như người dân các nơi về đây thăm thú, du ngoạn, tận hưởng không khí lễ hội. Theo truyền thống lễ hội Đền Tranh diễn ra từ ngày mùng 10 đến ngày 20 tháng 2 Âm lịch hàng năm. Trong đó chính hội sẽ được diễn ra vào ngày 14 tháng 2, đây chính là ngày sinh của Quan lớn Tuần Tranh. 

Lễ hội Đền Tranh truyền thống được tổ chức khi nào? 
Lễ hội Đền Tranh truyền thống được tổ chức khi nào?

Vào dịp lễ hội các con hương đệ tử vẫn kéo về Hải Dương lễ bái, tỏ lòng thành kính, hầu bóng nhằm cầu mong vạn sự như ý. Không những thế tại đây không khí lễ hội vô cùng nhộn nhịp, các thánh vẫn ốp đồng, người dân vẫn xin thẻ, xin bùa, xin chữa bệnh tâm linh. Trong suốt quãng thời gian hội khách vẫn đến tấp nập hành hương cúng vái. 

Gốm Đại Việt vừa cung cấp các thông tin về sự tích Đền Tranh cũng như văn khấn Quan lớn Tuần Tranh đến quý vị và các bạn qua nội dung bài viết trên đây. Hàng năm vào dịp lễ hội cũng như các dịp trong năm bạn có thể đến đây thắp hương, cầu xin may mắn, bình an và vãn cảnh chùa. Mong rằng bài viết đã cung cấp các thông tin hữu ích đến quý vị và các bạn. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *