Bài Văn Khấn Chuyển Bàn Thờ Thổ Công Đầy Đủ & Mới Nhất

Bài Văn Khấn Chuyển Bàn Thờ Thổ Công Đầy Đủ & Mới Nhất

Thờ cúng Ông Thổ Công được xem là một trong những tín ngưỡng văn hóa và truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam. Bàn thờ ông Thổ Công thường được đặt tại vị trí trang trọng trong nhà nhằm thể hiện lòng thành kính với đấng bề trên. Nếu muốn chuyển bàn thờ Thổ Công sang vị trí khác gia chủ cần làm lễ cúng. Tại bài viết sau đây Đại Lý Gốm Sứ Bát Tràng Đại Việt sẽ cung cấp các lễ vật cần chuẩn bị cũng như bài văn khấn chuyển bàn thờ thổ công đến quý vị và các bạn. 

Bài Văn Khấn Chuyển Bàn Thờ Thổ Công Đầy Đủ & Mới Nhất
Bài Văn Khấn Chuyển Bàn Thờ Thổ Công Đầy Đủ & Mới Nhất

Các lễ vật cần chuẩn bị trong nghi lễ cúng chuyển bàn thờ Thổ Công

Ông Thổ Công được xem là thần linh cai quản đất đai của một vùng, tại các gia đình Thổ Công chính là người cai quản đất đai, cây cối, con vật và nhà cửa. Tùy thuộc vào tập tục của từng địa phương mà bàn thờ Thổ Công sẽ được đặt tại các vị trí khác nhau. Tuy nhiên tại tất cả các địa phương, vùng miền bàn thờ Ông Công luôn được đặt tại vị trí trang trọng thể hiện lòng thành kính với chư vị thần linh. Khi muốn chuyển bàn thờ Thổ Công các gia đình cần làm lễ cúng thông báo và xin phép với các vị thần linh trước. 

Các lễ vật cần chuẩn bị trong nghi lễ cúng chuyển bàn thờ Thổ Công
Các lễ vật cần chuẩn bị trong nghi lễ cúng chuyển bàn thờ Thổ Công

Tùy vào văn hóa và tập tục của từng địa phương mà lễ vật cúng chuyển bàn thờ Ông Thổ Công sẽ có sự khác biệt. Ngoài ra lễ vật cúng chuyển bàn thờ còn phụ thuộc vào điều kiện tài chính cũng như thời gian của các gia đình. Quan trọng nhất khi chuẩn bị lễ vật vẫn là lòng thành tâm, thành kính dâng lên thần linh. Thông thường lễ vật cúng chuyển bàn thờ Ông Thổ Công sẽ bao gồm các lễ vật chay và mặn sau đây: 

  • 1 con gà trông luộc nguyên con
  • 1 chân giò lợn làm sạch luộc hoặc hầm chín
  • 1 đĩa xôi trắng hoặc xôi đậu xanh
  • 1 chai rượu trắng
  • 3 lá trầu khâu tươi, 3 quả cau tươi bánh tẻ
  • 3 chén nước trắng
  • 5 quả táo hoặc lê 
  • 9 bông hoa hồng đỏ hoặc hoa cúc vàng
  • 5 quả trứng gà ta
  • 1 đĩa gạo và muối
  • 5 lễ tiền vàng cho Thổ Công
  • 1 bộ quần áo cho Thổ Công

Các trường hợp được chuyển bàn thờ Thổ Công

Ông Thổ Công hay còn được gọi là Thổ Địa, Thổ Thần là người cai quản, quản lý đất đai tại các vùng. Chính vì vậy không phải trong trường hợp nào bạn cũng có thể chuyển bàn thờ Ông Thổ Công. Các gia đình có thể chuyển bàn thờ Ông Thổ Công trong 3 trường hợp sau đây: 

Các trường hợp được chuyển bàn thờ Thổ Công
Các trường hợp được chuyển bàn thờ Thổ Công

Trường hợp thứ nhất: Trong trường hợp nhà bạn chuyển bàn thờ sang vị trí khác ngay trong ngôi nhà của mình thì chỉ cần làm lễ lần và cúng 1 lần là được. 

Trường hợp thứ hai: Trong trường hợp bạn xây nhà mới trên nền đất cũ của nhà mình bàn thờ Thổ Công sẽ được chuyển đến vị trí mới trong nhà. Bạn cần làm lễ cúng như đọc bài văn khấn chuyển bàn thờ Thổ Công để được thần linh chấp thuận. 

Trường hợp thứ 3: Trong trường hợp bạn mua đất, mua nhà có bàn thờ Thổ Công cũ không cần làm lễ xin chuyển bàn thờ Thổ Công bởi gia chủ sẽ lập bàn thờ mới. Bàn thờ, đồ thờ, bát hương cũ sau khi làm lễ có thể hạ xuống và bỏ đi. Bộ đồ thờ và bát hương ở nhà cũ có thể mang theo nhưng cần làm nghi lễ xin bốc bát hương. 

Lựa chọn ngày, giờ đẹp làm lễ chuyển bàn thờ Thổ Công

Ngoài các lễ vật cần chuẩn bị thì việc chọn ngày thành tháng tốt, giờ Hoàng đạo để chuyển bàn thờ Thổ Công cũng vô cùng quan trọng. Để chọn được ngày tốt, hợp với tuổi gia chủ bạn có thể đi xem ngày tại các thầy phong thủy hoặc thầy cúng. Còn nếu không quan trọng quá bạn có thể chọn ngày mùng một hoặc rằm các tháng để thực hiện chuyển bàn thờ Thổ Công. 

Lựa chọn ngày, giờ đẹp làm lễ chuyển bàn thờ Thổ Công
Lựa chọn ngày, giờ đẹp làm lễ chuyển bàn thờ Thổ Công

Thông thường lễ chuyển bàn thờ Thổ Công sẽ diễn ra vào buổi sáng hoặc giữa buổi chiều. Khi đến giờ hoàng đạo gia chủ ăn mặc chỉn chu, lịch sự sắp lễ và thực hiện nghi lễ cúng chuyển bàn thờ. Cụ thể gia chủ cần bày lễ vật lên bàn thờ cũ bao gồm: 3 lễ tiền vàng, 1 chén nước lã, 3 chén rượu, 1 bình hoa 5 bông. Sau khi bày lễ tươm tất gia chủ sẽ thắp 3 nén nhang, thành tâm lạy 3 lạy, vẩy 1 chút rượu lên bàn thờ sau đó bắt đầu đọc văn khấn chuyển bàn thờ Thổ Công. Sau khi đọc xong văn khấn có thể tiến hành chuyển bàn thờ Ông Thổ Công sang vị trí mới. 

Bài văn khấn chuyển bàn thờ Thổ Công sang vị trí mới

Hiện nay có rất nhiều bản văn khấn chuyển bàn thờ Thổ Công đang được lưu hành. Tại bài viết này Gốm Đại Việt sẽ cung cấp một bản văn khấn hoàn chỉnh, chính xác và đang được sử dụng phổ biến nhất đến quý vị và các bạn. Gia chủ có thể đọc bản văn khấn sau đây: 

Bộ đồ thờ cúng - Men rạn cao cấp Bát Tràng - Đắp nổi Rồng
Bộ đồ thờ cúng – Men rạn cao cấp Bát Tràng – Đắp nổi Rồng

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật

Hôm nay là ngày: /tháng/năm /20…

Tín chủ con là:……………….tuổi………………….

Hiện đang trú tại:…………………………………….

Kính cáo chư vị Tôn – thần, nay vì cơ quan có thay đổi vị trí mặt bằng cho các phòng ban, chúng con xin làm lễ Thiên Linh vị Tài thần Thổ địa, để đặt bàn thờ Thổ Địa Tài Thần vào nơi mới.

Hôm nay nhân cát nhật lương thần, con xin làm lễ ” Thiên di linh vị Thần đài”, Chuyển ban thờ Thổ địa mạch long thần từ vị trí ………sang (địa chỉ, phong ban..v..v..)

Con kính xin chư vị Tôn thần bản gia, bản địa chấp lễ chấp cầu cho được phép di chuyển ban thờ sang nơi mới.

Tín chủ :…………….con xin dập đầu kính bái.

Hôm nay là ngày…………..tháng năm……….

Tín chủ con là:……………, xin tâm thành tiến lễ bái Thánh thần lai lâm trước linh đài, thụ hưởng lễ vật và chứng giám lòng thành của chúng con. Cho phép chúng di chuyển ban thờ của chư vị Tôn thần bản gia. Chúng con thiết nghĩ, xưa nay âm có thuận dương mới hòa.

Chúng con xin phép các vị Tôn thần chuyển ban thờ đắc đáo linh địa, cư trung chính gia trung, tăng thêm mãnh lực. Từ nay trở đi, tuần rằm mồng một, lễ tết, chúng con xin tôn nhang, sửa lễ dâng cúng chư vị Tôn thần để tạ ơn và xin cầu Phúc Lộc.

Kính xin chư vị phù độ cho toàn gia chủ chúng con được nhân khang vật thịnh, khỏe mạnh, bình an, mọi sự vạn cầu sở nguyện, vạn ước khả thành, mọi công việc làm ăn hanh thông thuận toại, tài lộc dồi dào tốt tươi, bát tiết tứ thời hưởng vinh hoa phú quý.

Tín chủ: ……………………. cùng toàn gia chúng con xin dập đầu bái tạ!

Sau khi đã chuyển sang vị trí mới rồi, bạn hãy khấn bài dưới đây:

Tín chủ con:………đã chuyển ban thờ tới nơi………từ ngày……….tháng/ năm. Kính cáo chư vị Thổ công – Thổ địa – Tài thần, Thượng trung hạ đẳng thần an tọa vào bát hương trên bàn thờ ở đây, phù hộ độ trì cho con sức khỏe, khang ninh, bách sự toại tâm, vạn sự như ý.

Khi chuyển bàn thờ Thổ Công cần lưu ý gì?

Người thực hiện nghi lễ cúng chuyển bàn thờ Thổ Công phải là gia chủ trong nhà. Trước khi tiến hành nghi lễ cần tắm rửa sạch sẽ, tẩy sạch bụi trần, quần áo mặc khi hành lễ cần chỉn chu, lịch sự, nghiêm túc. Khi thực hiện nghi lễ cần thành tâm, khi đọc văn khấn cần đọc thành lời, đọc rõ ràng, mạch lạc, không ngắc ngứ, không cần đọc quá to. 

Trước khi thực hiện cúng chuyển bàn thờ Thổ Công nên xem ngày giờ trước. Đồ mặn thắp hương cần chế biến sạch sẽ, nấu chín. Đối với hoa quả nên chọn hoa quả tươi, màu sắc tươi sáng, khi mua không nên mặc cả. 

Khi chuyển bàn thờ Thổ Công cần lưu ý gì?
Khi chuyển bàn thờ Thổ Công cần lưu ý gì?

Sau khi nghi lễ cúng chuyển bàn thờ Thổ Công kết thúc gia chủ cần thắp hương liên tục trong vòng 1 tuần. Bạn nên chọn hương vòng hoặc hương sào để thời gian hương cháy lâu hơn, nên để đèn, nến hoặc đèn cầy sáng suốt một tuần. Hàng ngày gia chủ nên thay nước trên bàn, cắm hoa tươi có thể thay hoa theo ngày hoặc để hoa tàn rồi thay.  

Nên đặt bàn thờ Thổ Công mới tại vị trí trang trọng trong nhà. Không nên đặt tại nơi ẩm thấp, thiếu ánh sáng, không đặt đối diện nhà vệ sinh, nhà bếp, nhà kho, nơi bẩn thỉu, xú uế. Việc bày biện, lau chùi bàn thờ Thổ Công mới nên được gia chủ trong nhà thực hiện. Khi đặt đồ thờ cúng cần đặt đúng vị trí tránh đổ bể sẽ không may mắn. 

Gốm Đại Việt vừa cung cấp đến quý vị và các bạn các thông tin liên quan đến nghi lễ cũng như bài văn khấn chuyển bàn thờ Thổ Công. Ông bà ta có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” các gia đình nên ghi nhớ tránh để bậc bề trên trách phạt. Nghi lễ chuyển bàn thờ Thổ Công vô cùng quan trọng cần thực hiện trang trọng tránh xuề xòa. Mong rằng với các thông tin mà Gốm Đại Việt đã cung cấp bạn đã có thêm kiến thức hữu ích cho mình. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *