Làm nhà là một trong ba việc hệ trọng của đời người đúng như ông bà ta đã nói:” Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà – Trong ba việc ấy thật là khó thay”. Vì vậy, làm nhà không thể làm một cách qua loa hay làm cho có mà cần được chuẩn bị thật cẩn thận, kỹ lưỡng. Vậy theo đó, nếu làm nhà cần mượn tuổi của người khác thì gia chủ cần thực hiện những thủ tục gì? Cùng theo dõi chia sẻ sau đây của Gốm sứ Bát Tràng cao cấp Đại Việt để biết chi tiết hơn về thủ tục mượn tuổi làm nhà và những điều gia chủ cần lưu ý nhé!
Cần mượn tuổi khi làm nhà – Lý giải lý do vì sao?
Danh mục
Xây nhà là việc vô cùng hệ trọng đối với mỗi gia đình. Tuy nhiên, không phải gia chủ nào cũng có thể sử dụng tuổi của mình để làm tuổi xây nhà mà phải mượn tuổi của một người khác. Vậy tại sao không được lấy tuổi của mình mà lại phải đi mượn tuổi của người khác để làm nhà? Đây chắc hẳn là câu hỏi mà rất nhiều người hiện nay mong muốn tìm được câu trả lời.
Theo quan niệm của người Việt, nếu chọn xây nhà vào độ tuổi không đẹp sẽ ảnh hưởng đến tài vận cũng như cuộc sống của các thành viên trong gia đình về sau này. Vì vậy, đây chính là lý do vì sao nhiều gia chủ tuổi không được đẹp luôn muốn mượn tuổi của người khác để được tuổi xây nhà đẹp nhất.
Nên mượn tuổi của ai khi làm nhà để mang lại điều tốt nhất?
Các chuyên gia phong thủy cho rằng không nên quá đặt nặng vấn đề mượn tuổi làm nhà của ai bởi gia chủ có thể mượn tuổi của bất kỳ ai cũng được. Tuy nhiên, để mang lại thuận lợi, suôn sẻ cũng như may mắn và tài lộc cho gia đình, gia chủ nên chọn mượn tuổi của những người sau đây:
- Gia chủ nên chọn mượn tuổi của những người thân quen trong dòng họ, nội tộc để thuận tiện cho việc trao đổi những thủ tục mượn tuổi về sau.
- Gia chủ nên mượn tuổi của những người lớn tuổi hơn mình để làm nhà.
- Người được mượn tuổi để xây nhà phải hợp tuổi với năm đó.
- Khi mượn tuổi, gia chủ phải tìm hiểu thật kỹ về người được mượn để tránh trường hợp người này đã nhận cho mượn tuổi để xây những ngôi nhà khác.
Đâu được xem là cách đúng chuẩn khi mượn tuổi làm nhà?
Quan niệm của nhiều gia chủ cho rằng việc mượn tuổi làm nhà không cần phải quá cầu kỳ hay phức tạp và chỉ cần thực hiện đơn giản nhất có thể. Theo đó, hai bên, một bên mượn và một bên được mượn đồng ý cho nhau mượn tuổi là được.
Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, mượn tuổi làm nhà, gia chủ cần tuân theo những thủ tục mượn tuổi nhất định để tránh vướng phải những điều kiêng kỵ. Vì vậy, mượn tuổi làm nhà, gia chủ cần lưu ý những vấn đề quan trọng như sau:
- Chỉ nên mượn tuổi khi xác định khởi công xây dựng nhà mới, không nên mượn tuổi với mục đích sửa chữa nhà cũ.
- Mượn tuổi làm nhà gia chủ có thể mượn người quen hoặc người lạ đều được. Tuy nhiên để thuận tiện nhất cho việc trao đổi những thủ tục mượn sau này, gia chủ nên mượn của người thân quen như bạn bè hay anh em trong gia đình.
- Trước khi mượn tuổi, gia chủ nên tìm hiểu kỹ về người cho mượn tuổi. Bởi trên thực tế và theo quan niệm trong phong thủy, người này không thể cùng lúc cho 2 người mượn tuổi xây nhà.
Chi tiết về những thủ tục mượn tuổi làm nhà đúng cách gia chủ nên biết
Thủ tục mượn tuổi làm nhà như thế nào là đúng cách và cần tuân thủ những nguyên tắc cụ thể nào? Các bạn có thể tham khảo tiếp những chia sẻ sau đây để có thêm những thông tin chi tiết, cụ thể và đầy đủ:
- Trước hết, gia chủ cần phải tiến hành làm một tờ giấy bán nhà cho người mượn tuổi. Tuy nhiên, giấy tờ bán nhà này chỉ được hiểu là cách tượng trưng để gia chủ dâng lên thần linh, gia tiên.
- Khi bắt đầu động thổ xây nhà, việc tiến hành làm lễ, khấn vái và động thổ sẽ được thực hiện hoàn toàn bởi người cho mượn tuổi mà không phải gia chủ. (người cho mượn tuổi này cần cuốc 5 hoặc 7 cái xuống đất để tượng trưng cho việc động thổ).
- Trong khi làm lễ, vai trò của gia chủ sẽ hoàn toàn bị thay thế bởi người cho mượn tuổi. Đồng thời trong khoảng thời gian này, gia chủ sẽ tạm tránh đi nơi khác, khi lễ thực hiện xong mới được quay về nhà.
- Giai đoạn đổ mái, người được mượn tuổi cũng sẽ thay gia chủ thực hiện những thủ tục quan trọng, cơ bản như dâng hương, làm lễ, khấn vái thay cho gia chủ. Đồng thời, gia chủ sẽ phải tránh mặt đến nơi khác cho đến khi buổi lễ được hoàn thành.
- Gia chủ sẽ làm lễ nhập trạch sau khi công trình xây dựng đã được hoàn tất. Lúc này, người được mượn tuổi sẽ tiếp tục thay thế vai trò của chủ nhà thực hiện việc làm lễ, dâng hương cũng như cúng khấn thần linh.
- Hai bên, bao gồm bên mượn và bên cho mượn tuổi sẽ tiến hành làm giấy mua lại nhà. Theo đó, giấy tờ mua lại này sẽ được dùng để dâng lên thần linh. Cụ thể đó là người được mượn tuổi sẽ tiến hành làm giấy tờ bán lại nhà cho gia chủ.
- Sau cùng, việc gia chủ cần làm đó là tiến hành nghi lễ nhập trạch và dọn vào ở nhà mới.
Những chia sẻ thú vị được mang đến trên đây bởi gomdaiviet.vn chắc hẳn đã giúp các bạn có thêm những kinh nghiệm hữu ích và chi tiết về thủ tục mượn tuổi làm nhà hiện nay. Bên cạnh đó, mượn tuổi làm nhà cần lưu ý những điều quan trọng gì các bạn cũng có thể tham khảo qua những chia sẻ trong bài viết. Chúc các bạn sẽ chọn được tuổi và năm đẹp nhất để xây dựng ngôi nhà thân yêu của mình nhé!