Mâm cơm cúng rằm tháng 7 gồm những gì là đầy đủ và chính xác nhất ?

Mâm cơm cúng rằm tháng 7 gồm những gì là đầy đủ và chính xác nhất ?

Cùng với rằm tháng Giêng thì trong quan niệm tâm linh của người Việt, rằm tháng 7 cũng là một ngày rằm lớn trong năm. Vì vậy, trong mỗi gia đình, các bà nội trợ sẽ chuẩn bị cho mâm cơm cúng vào ngày này một cách chu đáo và tươm tất nhất. Tuy nhiên, mâm cúng này sẽ phải bao gồm những gì để được xem là đầy đủ nhất? Tham khảo ngay những chia sẻ chi tiết sau đây của Gốm sứ Bát Tràng Đại Việt để có được kinh nghiệm hữu ích nhé! 

Mâm cơm cúng rằm tháng 7 gồm những gì là đầy đủ và chính xác nhất ?
Mâm cơm cúng rằm tháng 7 gồm những gì là đầy đủ và chính xác nhất ?

Ngày rằm tháng 7 đối với người dân miền Bắc được gọi là ngày xá tội vong nhân, ngày để cúng các chúng sinh, vong hồn lang thang. Còn trong quan niệm của người dân miền Nam, ngày rằm tháng 7 được gọi là ngày lễ vu lan, là ngày ông bà, cha mẹ được con cháu báo hiếu. Vì vậy, ngày rằm tháng 7 (tức ngày 15/7 âm lịch) hàng năm có ý nghĩa vô cùng đặc biệt đó là gắn với lễ vu lan báo hiếu và ngày xá tội vong nhân.  

Ý nghĩa đặc biệt của ngày rằm tháng 7 theo quan niệm tâm linh

Như các bạn đã tham khảo ở trên, ngày rằm tháng 7 hàng năm sẽ gắn với hai ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Vì vậy, theo cách gọi của từng vùng miền khác nhau mà ngày rằm này sẽ mang những ý nghĩa tương ứng khác nhau. Theo đó, để không phạm phải những điều kiêng kỵ trong thờ cúng vào ngày quan trọng này, gia chủ cần lưu ý những điều như sau: 

Lễ vu lan (ngày 15/7 hàng năm) là ngày con cháu thể hiện tình cảm cũng như lòng báo hiếu của mình đối với cha mẹ, ông bà. Nếu ông bà hay cha mẹ đã khuất thì đây chính là dịp để con cháu thực hiện lễ cầu siêu một cách chu đáo và ý nghĩa nhất. 

Ý nghĩa đặc biệt của ngày rằm tháng 7 theo quan niệm tâm linh
Ý nghĩa đặc biệt của ngày rằm tháng 7 theo quan niệm tâm linh

Xá tội vong ân là ngày lễ cúng các vong hồn không nhà không cửa, lang thang ngoài đường và không ai thờ cúng. 

Dù khác nhau về tên gọi nhưng ý nghĩa của ngày rằm tháng 7 hàng năm vẫn có nét chung giữa các vùng miền đó là hướng đến những điều tốt đẹp, may mắn. Không những thế, đó còn là sự báo hiếu, tri ân của con cháu đối với các bậc sinh thành, dưỡng dục cũng như ghi nhớ về nguồn cội, tổ tiên. 

Mâm cơm cúng rằm tháng 7 gồm những gì ?

Người miền Bắc có phong tục sẽ chuẩn bị mâm cơm cúng rằm tháng 7 trước ngày 15/7. Bởi theo quan niệm người xưa để lại, vào đúng ngày rằm tháng 7, Phật tổ sẽ xá tội vong nhân trong một ngày để tất cả các linh hồn dù tội lỗi hay quỷ dữ cũng đều được thả tự do. 

Vì thế, theo thường lệ, gia chủ sẽ thực hiện lễ cúng này trước ngày rằm để tránh việc bị những linh hồn lang thang, không nhà không cửa phá phách. Không những vậy, việc cúng lễ này còn giúp gia chủ tránh việc rước thêm m binh cũng như cô hồn vào nhà khiến các cụ không thể nhận lễ cúng tế từ con cháu trong gia đình. 

Mâm cơm cúng rằm tháng 7 gồm những gì ?
Mâm cơm cúng rằm tháng 7 gồm những gì ?

Bên cạnh đó, gia chủ khi cúng vàng mã hay quần áo cho ông bà, tổ tiên luôn nhớ phải ghi rõ họ tên người nhận cũng như thông tin ngày mất, tên của người cúng lễ. Đặc biệt khi cúng, gia chủ cũng phải đọc rõ tên tuổi người nhận và xin phép thổ địa trong nhà cho phép vong vào nhận đồ cúng lễ. 

Trong lễ vu lan báo hiếu cha mẹ, ông bà, tổ tiên thì gia chủ nên làm cơm cúng vào ban ngày và giờ cúng tốt nhất đó là trong khoảng từ 11 giờ – 12 giờ trưa. Ngoài ra, mâm cơm cúng rằm tháng 7 bố thí cho các cô hồn lang thang thì nên cúng vào chiều tối. Gia chủ cũng nên lưu ý không đặt mâm cơm cúng cô hồn trong nhà hay ngoài thềm cửa nhà mình mà nên đặt ở phía ngoài sân đồng thời thực hiện cúng vào khoảng 6 – 7h tối. 

Lưu ý quan trọng nhất mà các gia chủ cần lưu tâm khi cúng lễ trong ngày rằm tháng 7 đó là nên thực hiện xong xuôi tất cả các nghi lễ trước 12h đêm. 

Gợi ý các mâm cơm cúng rằm tháng 7 đầy đủ và đẹp mắt 

Mâm cơm cúng rằm tháng 7 cho bàn thờ Phật 

Theo quan niệm trong tâm linh, mâm cơm cúng rằm tháng 7 cho bàn thờ Phật luôn luôn phải được đặt ở vị trí cao nhất. Bên cạnh đó, khi cúng Phật, gia chủ thường chuẩn bị một mâm cơm chay hoặc mâm ngũ quả cùng với một số loại bánh kẹo cúng Phật. Cụ thể, các gia chủ có thể chuẩn bị mâm cơm cúng theo gợi ý sau đây: 

Mâm cơm cúng rằm tháng 7 cho bàn thờ Phật 
Mâm cơm cúng rằm tháng 7 cho bàn thờ Phật
  • Các loại hoa: hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu
  • Gia chủ lưu ý không sử dụng các loại hoa tạp hay các loại hoa dại ven đường 
  • Đồ chuẩn bị và bày biện trên mâm cơm cúng phải là đồ chay như: hoa quả tươi, nem chay, giò chả chay,…

Sau khi chuẩn bị xong mâm cơm cúng này, các gia chủ nên tiến hành lễ cúng vào ban ngày là tốt nhất. Đồng thời trong khi cúng, gia chủ nên đọc kinh Vu Lan để hồi hướng kinh đức và nhằm mục đích đưa vong linh của người thân trong gia đình được siêu thoát. 

Mâm cơm cúng rằm tháng 7 dành cho gia tiên và thần linh

Nếu gia chủ thờ cả Phật và thần linh trong gia đình thì theo cấp bậc thờ cúng, mâm cơm cúng gia tiên sẽ được đặt bên dưới mâm cúng phật hoặc ở vị trí thấp hơn. Bởi đây là hành động thể hiện sự tôn trọng cũng như sự thành kính, tôn nghiêm của thế hệ con cháu dành cho các bậc thần linh. Theo đó, trong mâm cơm cúng gia tiên, thần linh vào rằm tháng 7, gia chủ cần chuẩn bị những món như sau: 

Mâm cơm cúng rằm tháng 7 dành cho gia tiên và thần linh
Mâm cơm cúng rằm tháng 7 dành cho gia tiên và thần linh
  • Gà trống luộc nguyên con 
  • Xôi gấc (có thể sử dụng thêm bánh chưng) 
  • Hoa quả tươi 
  • Rượu trắng hoặc chè
  • Hoa tươi 
  • Món xào: thịt xào giá đỗ hay lòng gà xào giá đỗ,…
  • Món canh: canh bí hầm xương, canh măng chân giò,…
  • Ngoài ra còn tiền vàng, quần áo giấy cùng các loại giày dép, trang sức,…để mang đến cho người ở cõi âm cuộc sống tiện nghi, đủ đầy giống như người phàm trần. 

Nếu vẫn còn băn khoăn mâm cơm cúng rằm tháng 7 cho thần linh, gia tiên bao gồm những gì thì trên đây chính là câu trả lời dành cho bạn. Cùng với đó khi cúng, gia chủ nên cúng vào ban ngày và đọc bài văn khấn thần linh, gia tiên đã được chuẩn bị cẩn thận. 

Mâm cơm cúng rằm tháng 7 để cúng chúng sinh

Là mâm cơm cúng không thể thiếu trong ngày rằm tháng 7, mâm cơm cúng chúng sinh sẽ được thực hiện vào ban ngày và trước 12h đêm. Theo đó, mâm cơm cúng này sẽ được đặt ở ngoài trời với ý nghĩa đó là để bố thí cho những vong hồn lang thang không nhà, không cửa. Việc làm này của người Việt từ xưa đến nay đều thể hiện tấm lòng từ bi, bác ái đối với những người đã khuất dù không phải là người thân trong gia đình. 

Mâm cơm cúng rằm tháng 7 để cúng chúng sinh
Mâm cơm cúng rằm tháng 7 để cúng chúng sinh

Mâm cơm cúng chúng sinh trong ngày rằm tháng 7 sẽ được chuẩn bị đầy đủ như sau: 

  • Vàng mã: từ 15 lễ trở lên
  • Quần áo cúng chúng sinh: từ 20 đến 50 bộ 
  • Tiền dùng để cúng chúng sinh: tiền trinh 
  • Hoa quả tươi: 5 loại quả 5 màu khác nhau 
  • Bỏng ngô, ngô luộc, sắn luộc, khoai lang luộc 
  • Bánh kẹo cùng với tiền mặt: tiền thật với các mệnh giá nhỏ từ 1.000đ đến 10.000đ
  • Nếu cúng thêm cháo thì nên cúng thêm gạo muối: 5 bát với 5 đôi đũa hoặc thìa

Lưu ý dành cho gia chủ: Không chuẩn bị xôi gà trong mâm cơm cúng chúng sinh. Bên cạnh đó, nếu gia chủ không muốn thực hiện việc cúng chúng sinh tại gia thì có thể lựa chọn cúng tại đền, chùa hay các miếu. 

Rằm tháng 7 là ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong năm đặc biệt là ý nghĩa về tâm linh đối với mỗi gia đình Việt từ xưa đến nay. Vậy nên hy vọng rằng những chia sẻ đầy đủ và chi tiết của gomdaiviet.vn trong bài viết trên đây sẽ giúp các bạn hiểu được mâm cơm cúng rằm tháng 7 gồm những gì, cách trình bày đẹp mắt và thành tâm nhất nhé! 

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *