Làm mâm cơm cúng nhập trạch gia chủ cần chuẩn bị những gì để đảm bảo đầy đủ và tươm tất nhất? Đây chắc chắn là băn khoăn của rất nhiều bạn trẻ hiện nay đặc biệt là những nàng dâu vừa “chân ướt chân ráo” về nhà chồng. Vậy để có thêm kinh nghiệm chuẩn bị mâm cơm cúng này thật chu đáo và trọn vẹn, các bạn hãy cùng dành thời gian theo dõi những chia sẻ thú vị sau đây của Gốm sứ trang trí Bát Tràng Đại Việt nhé!
Lễ nhập trạch là gì? Lễ nhập trạch có ý nghĩa đặc biệt ra sao?
Danh mục
Nhập trạch được hiểu một cách đơn giản đó chính là việc gia đình dọn vào ở nhà mới. Theo đó, lễ nhập trạch này sẽ được xem tương ứng với việc “đăng ký hộ khẩu” với thần linh, thổ địa mới – vị thần đang trực tiếp cai quản ngôi nhà và khu đất mà gia đình mới chuyển đến. Vì vậy, đây là một trong những nghi lễ cổ truyền có ý nghĩa quan trọng của dân tộc ta đã được giữ gìn và lưu truyền đến tận ngày nay.
Người Việt xưa đã có câu “Đất có thổ công, sông có hà bá”. Theo đó, qua câu nói này ông bà ta cho rằng trên mỗi mảnh đất đều có thần linh trấn giữ, cai quản đồng thời che chở, bảo vệ cho gia chủ cũng như các thành viên khác trong gia đình khi sinh sống ở đây. Do vậy, việc gia đình gia chủ chuyển đi hoặc đến đều phải được trình báo với các vị thần. Việc trình báo này sẽ được thực hiện thông qua lễ trình báo xin phép và có nhu vậy, cuộc sống cũng như công danh sự nghiệp của các thành viên trong gia đình mới được suôn sẻ, thuận lợi.
Cách chuẩn bị mâm cơm cúng nhập trạch đơn giản và đầy đủ
Để biết mâm cơm cúng nhập trạch bao gồm những gì, các bạn có thể tham khảo gợi ý chi tiết và cụ thể ngay sau đây:
- Mâm ngũ quả
- Mâm hương hoa
- Mâm thức ăn
Với 3 phần này, gia chủ có thể chia thành 3 mâm cúng nhỏ khác nhau hoặc có thể bày chung vào một chiếc mâm lớn để tiện cho việc cúng lễ. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình mà gia chủ có thể chuẩn bị đồ cúng lễ gọn nhẹ, đơn giản hay hoành tráng, sang trọng.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất khi cúng lễ nhập trạch đó vẫn là lòng thành kính của gia chủ dâng lên các vị thần trong gia đình. Vì vậy, làm mâm cơm cúng nhập trạch phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình là việc mà mọi gia chủ nên làm.
Mâm cơm cúng trong lễ nhập trạch, gia chủ có thể tùy ý lựa chọn chuẩn bị mâm cúng lễ là cỗ mặn hoặc cỗ chay. Bởi việc này hoàn toàn không bắt buộc và tùy vào điều kiện kinh tế cũng như tín ngưỡng của từng gia đình mà gia chủ lựa chọn sao cho phù hợp. Tuy nhiên, nếu là mâm cơm dùng để cúng Phật thì gia chủ chắc chắn phải chuẩn bị mâm cúng lễ là cỗ chay.
Mâm cơm cúng nhập trạch cần chuẩn bị bao gồm những gì?
Một mâm cơm cúng nhập trạch đầy đủ sẽ phải bao gồm những vật phẩm cúng lễ cơ bản như sau:
- Gà luộc: 1 con
- Thịt lợn luộc: 500g
- Tôm luộc: Tùy vào kích thước của tôm mà gia chủ chuẩn bị từ 1 – 2 con
- Trứng gà ta luộc: 1 quả
- Giò lụa hoặc giò tai thủ: 1 đĩa (khoảng 250g – 350g)
- Món xào thập cẩm: 1 đĩa
- Canh xương nấu bí hoặc canh măng nấu chân giò: 1 bát tô
- Xôi gấc hoặc xôi đỗ xanh: 1 đĩa
Mâm cơm chay cúng nhập trạch sẽ bao gồm những món như sau:
- Rau xào, luộc
- Đậu phụ nguyên lát
- Chè đỗ xanh
- Bánh kẹo
- Cháo trắng
Mâm ngũ quả để cúng trong lễ nhập trạch gia chủ có thể chọn 5 loại quả bất kỳ với 5 màu sắc khác nhau tùy theo đặc trưng của từng mùa mà không bắt buộc phải theo gợi ý sau đây. Cùng với đó, gia chủ nên lựa chọn những loại hoa quả tươi có hình tròn, màu sắc tươi tắn và đặc biệt tránh sử dụng những loại quả có gai. Theo đó, những loại hoa quả gia chủ có thể lựa chọn để trưng bày trên mâm cúng nhập trạch đó là:
- Chuối xanh
- Dưa hấu
- Xòai
- Cam
- Đu đủ
Mâm hương hoa cúng trong lễ nhập trạch sẽ bao gồm:
- Lư xông + trầm hương
- Hoa tươi (hoa ly, hoa cúc,…)
- Đèn cày hoặc có thể thay thế bằng nến cây (2 cây)
- Hương (nhang)
- Tiền, vàng mã đầy đủ
- Muối trắng: 1 đĩa nhỏ
- Gạo tẻ trắng: 1 đĩa nhỏ
- Muối + gạo + nước: mỗi thứ cho vào một hũ nhỏ
- Trầu cau đã têm sẵn
- Trà (3 chén nhỏ)
- Nước trắng: 3 chén nhỏ
- Rượu trắng: 3 chén nhỏ
- Thuốc lá: 3 điếu
Gia chủ khi chuẩn bị mâm cơm cúng nhập trạch nên lưu ý chọn loại hoa quả tươi ngon, đẹp mắt, không bầm dập hay nám, sẹo. Bên cạnh đó, gia chủ nên thực hiện cúng lễ vào buổi sáng và thời gian tốt nhất là trước 12h trưa. Đồng thời khi cúng, gia chủ nên nhờ thầy trong nhà chùa hoặc những người có kinh nghiệm trong việc cúng bái để tụng kinh niệm Phật. Những người này sẽ giúp thần linh có thể thấu hiểu được mong ước, nguyện vọng của gia đình gia chủ.
Vị trí đặt mâm cơm cúng nhập Trạch được sắp xếp như thế nào?
Với mỗi phong tục riêng của từng vùng miền, gia chủ sẽ có những sự sắp xếp mâm cơm cúng nhập trạch khác nhau, có thể thao hàng ngang hoặc hàng dọc. Theo đó, chia sẻ trong bài viết này sẽ gợi ý đến gia chủ cách bày trí mâm cơm cúng nhập trạch theo hàng ngang:
- Hàng 1: Bát hương sẽ nằm ở vị trí giữa hai cây đèn và hai bên là lọ hoa
- Hàng 2: Mâm ngũ quả và các món mặn như thịt luộc, gà luộc,…đặt đan xen nhau
- Hàng 3: Đặt rượu cúng, lư hương trầm, trầu cau, thuốc lá,….
Cách sắp xếp cơ bản mâm cơm cúng nhập trạch đã được gomdaiviet.vn mang đến các bạn trong bài viết trên đây. Tuy nhiên, tùy thuộc vào số lượng vật phẩm cúng lễ nhiều hay ít, cầu kỳ hay đơn giản mà gia chủ có thể chọn sắp xếp, bày trí theo nhiều cách khác nhau sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, vị trí đặt mâm cơm cúng nhập trạch để đảm bảo tính phù hợp, gia chủ có thể mời thầy cúng hoặc thầy phong thủy về xem để yên tâm nhất. Chúc các bạn sẽ có được mâm cơm cúng lễ nhập trạch đủ đầy, trọn vẹn và thành tâm nhất nhé!