Với những gia chủ kinh doanh, buôn bán thì việc đặt bàn thờ Thần tài – Ông địa ở đâu để buôn may bán đắt là điều rất được quan tâm và chú trọng. Bởi hiểu rõ về vị trí đặt bàn thờ thần tài sẽ giúp gia chủ nhận được nhiều may mắn, tài lộc cũng như sự thịnh vượng trong làm ăn, kinh doanh. Vậy để hiểu rõ hơn về yếu tố phong thủy trong thờ cúng Thần tài – Ông địa, các bạn hãy cùng đến với những chia sẻ thú vị trong bài viết sau đây của Cửa hàng bán gốm sứ Bát Tràng Đại Việt nhé!
Cách đặt bàn thờ Thần Tài Ông Địa đúng chuẩn
Danh mục
- 1 Cách đặt bàn thờ Thần Tài Ông Địa đúng chuẩn
- 1.1 Cách đặt bàn thờ Thần Tài Ông Địa như thế nào ?
- 1.2 Cách đặt bàn thờ thổ địa của mỗi vùng ?
- 1.3 Hướng phù hợp đặt bàn thờ Thần tài – Ông địa
- 1.4 Đặt bàn thờ Thần tài – Ông địa dựa theo mệnh của gia chủ
- 1.5 Hướng tốt đặt bàn thờ Thần tài – Ông địa dựa theo cung
- 1.6 Vị trí đặt bàn thờ thần tài – ông địa tốt nhất
- 1.7 Vị trí không nên đặt bàn thờ ông địa
- 2 Bàn thờ Thần tài – Ông địa đầy đủ bao gồm những gì?
- 3 Hướng dẫn cách bài trí bàn thờ Thần tài – Ông địa đúng cách hợp phong thủy
- 4 Lưu ý quan trọng khi thờ Thần tài – Ông địa gia chủ nên biết
Cách đặt bàn thờ Thần Tài Ông Địa như thế nào ?
Theo quan niệm dân gian ông Địa chính là vị thần cai quản đất đai, ruộng vườn, hộ mệnh nhà cửa cho gia chủ, phù hộ cho mọi thành viên trong gia đình luôn bình an, khỏe mạnh. Còn thần Tài là vị thần cai quản tiền bạc, mang đến tài vận và phù trợ cho việc làm ăn của mỗi gia đình.
Ngày nay ở các gia đình Việt Nam thường lập bàn thờ thần tài thổ địa riêng để thờ cúng hai vị thần này trong cả năm và đặc biệt chú trọng lễ vật cũng như nghi thức chu đáo hơn vào những ngày lễ tết. Đặc biệt việc thờ cúng này được các gia đình cửa hàng, doanh nghiệp quan tâm vì họ cho rằng Thần Tài – Thổ Địa sẽ giúp việc làm ăn, kinh doanh của họ thuận lợi, “ tiền vào như nước”
Để mang lại tiền tài, bảo quản vượng khí và tài lộc, các gia chủ thường thờ chung Thần tài – Ông địa với nhau. Bên cạnh đó, việc thờ chung Thần tài – Ông địa còn giúp gia chủ xua đuổi tà khí, hung khí và giúp cai quản, bảo vệ đất đai của gia đình. Vì vậy, khi đặt bàn thờ Thần tài – Ông địa, các gia chủ thường quan tâm đến hai vấn đề lớn nhất đó chính là hướng đặt bàn thờ và vị trí đặt bàn thờ.
Cách đặt bàn thờ thổ địa của mỗi vùng ?
Mỗi vùng và mỗi địa phương sẽ có một nét văn hóa thờ cúng khác nhau. Như ở miền Bắc trong nhà thông thường chỉ có một bàn thờ. Trên bàn thờ sẽ có 3 bát hương gồm một bát hương bên trái thờ bà cô, ông mãnh. Bát hương bên phải thờ tổ tiên và bát hương ở chính giữa dành để thờ các vị thần linh.
Trong đó bát hương ở giữa thờ thần linh có kích thước và đặt ở vị trí cao hơn so với hai bát hương còn lại. Việc thờ chung các vị thần vào cùng một bàn thờ là hoàn toàn không có gì đáng chê trách và hợp lý.
Bên cạnh đó, còn có những gia đình có 3 bát hương nhưng vẫn có thêm một bàn thờ nhỏ để thờ thần tài, thổ địa. Thực chất việc thờ cúng là để giáo dục thế hệ con cháu có tính tôn sư trọng đạo. Vì thế nên việc gia đình chỉ thờ một bát hương cho cả bà cô, ông mãnh, thần linh và gia tiên là hoàn toàn có thể xảy ra.
Còn đối với việc thờ cúng ở miền Trung và miền Nam thì thông thường sẽ có bàn thờ thần tài, thổ địa riêng. Chứ họ không gộp chung việc thờ cúng các vị thần hay tổ tiên chung một bát hương.
Hướng phù hợp đặt bàn thờ Thần tài – Ông địa
Theo quan niệm trong phong thủy, gia chủ có hai hướng có thể lựa chọn để đặt bàn thờ Thần tài – Ông địa đó chính là hướng đón lộc và những hướng tốt theo mệnh của gia chủ. Do đó, tùy theo mục đích thờ cúng để gia chủ lựa chọn một trong hai hướng này.
Đặt bàn thờ Thần tài – Ông địa dựa theo mệnh của gia chủ
- Gia chủ mệnh Kim: nên đặt bàn thờ Thần tài quay về những hướng tốt, thuận lợi như hướng Đông Bắc (hướng Diên niên), hướng Tây Bắc (hướng Sinh khí) và hướng Tây Nam (hướng Thiên y).
- Gia chủ mệnh Mộc: nên đặt bàn thờ Thần tài quay về những hướng tốt, thuận lợi như hướng Tây Bắc (hướng Diên niên), hướng Đông (hướng Diên niên) và hướng Đông Nam (hướng Phục vị).
- Gia chủ mệnh Thủy: nên đặt bàn thờ Thần tài – Ông địa theo những hướng tốt, thuận lợi như hướng Tây (hướng Diên niên), hướng Tây Nam (hướng Sinh khí), hướng Tây Bắc (hướng Thiên y) và hướng Đông Bắc (hướng Phục vị).
- Gia chủ mệnh hỏa: nên đặt bàn thờ Thần tài – Ông địa theo những hướng tốt, thuận lợi như hướng Nam (hướng Sinh khí), hướng Đông Nam (hướng Diên niên), hướng Bắc (hướng Thiên y) và hướng Đông (hướng Phục vị).
- Gia chủ mệnh Thổ: nên đặt bàn thờ Thần tài – Ông địa quay về những hướng tốt, thuận lợi như hướng Đông Bắc (Diên niên) và hướng Đông Nam (hướng Phục vị).
Ngoài ra, theo phong thủy, các gia chủ còn có thể xem xét và lựa chọn hướng đặt bàn thờ Thần tài – Ông địa theo các cung như cung Thiên Lộc hay cung Quý Nhân. Đây đều là hai cung may mắn và cát khánh được rất nhiều gia chủ lựa chọn đặt bàn thờ hiện nay để mang lại những điều tốt đẹp nhất.
Hướng tốt đặt bàn thờ Thần tài – Ông địa dựa theo cung
Các gia chủ thường lựa chọn hướng đặt bàn thờ Thần tài – Ông địa theo hai cung chính, chủ yếu như sau:
Bàn thờ thổ địa thông thường sẽ được đặt ở phòng khách hoặc ngay cửa ra vào, nhưng không quay mặt bàn thờ ra ngoài. Vị trí đặt bàn thờ thổ địa phải phù hợp với tuổi của gia chủ. Bạn hoàn toàn có thể đặt bàn thờ theo hướng quan lộc để hứng tài lộc vào nhà, hút vượng khí cho gia đình.
Cung quan lộc
Cung này nằm ở hướng Bắc thuộc vào hành Thủy, vì thế khi đặt bàn thờ thổ địa theo cung này , nên đặt thêm 1 vài vật trang trí hành thủy như đá xanh hay bể cá… Hơn nữa, những vật thuộc hành Kim sẽ giúp tăng cường khí tốt, nên những vật nào đó bằng kim loại như chuông gió sẽ vô cùng thích hợp. Và cần lưu ý tránh sử dụng những hành tương xung với hướng Bắc.
Cung quý nhân
Thường nằm theo hướng Tây Bắc, là quý nhân thiên ất – vị thần đứng đầu cát thần có khả năng chế ngự cũng như hóa giải mọi điềm xấu để đem lại may mắn, bình an cho gia chủ. Nhờ đó, công việc kinh doanh, làm ăn của gia chủ sẽ được thuận lợi, suôn sẻ và được nhiều người tốt giúp đỡ., vị trí thích hợp đặt bàn thờ thổ địa như ở phòng khách hay cửa ra vào. Nhưng không quay trực tiếp ra ngoài, cung này thuộc ngũ hành Kim nên có thể đặt những đồ vật tâm linh có màu vàng. Hay những sản phẩm làm từ đồ gốm sứ, pha lê hay bằng đá.
Cung tài lộc
Cung tài lộc thuộc hướng Đông Nam và cung này thuộc mệnh Mộc nên trước vị trí đặt bàn thờ thổ địa nên đặt một cây xanh. Hơn nữa, có thể đặt một vật trang trí bằng đá phong thủy có màu vàng để hút tài lộc vào nhà.
Cung thiên lộc
thường nằm theo hướng Đông Nam, là phương Lâm quan của Tuế can. Vì vậy, gia chủ đặt bàn thờ Thần tài – Ông địa theo hướng này sẽ mang về nhiều may mắn, tài lộc và sự hưng thịnh, thuận lợi trong làm ăn kinh doanh. Đồng thời, hướng đặt bàn thờ này còn giúp gia chủ có được sự thăng tiến trong sự nghiệp, công việc. Không những thế, hướng đặt bàn thờ Thần tài – Ông địa theo cung Thiên Lộc còn mang đến gia chủ sức khỏe và sự yên vui , hòa thuận trong gia đình.
Vị trí đặt bàn thờ thần tài – ông địa tốt nhất
Theo quan niệm trong phong thủy thì vị trí khi đặt bàn thờ Thần tài – Ông địa, gia chủ luôn luôn phải tuân thủ theo những nguyên tắc chung nhất đã được đặt ra đó là đặt bàn thờ ở những nơi thoáng đãng, tránh hướng nhìn của bàn thờ vào những nơi u ám, tối tăm. Bên cạnh đó, gia chủ còn phải đảm bảo vị trí đặt bàn thờ Thần Tài – Ông địa là nơi giúp người ra vào dễ nhìn mà không bị vướng víu, bất tiện.
Bàn thờ ông địa – thần Tài phải ở những nơi có thể quan sát toàn cảnh hoạt động buôn bán, ra vào của khách hàng. Thông thường Bàn thờ Ông địa – thần Tài sẽ được đặt hướng ra cửa chính. Bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa nên đặt dưới đất và dựa vào vách tường.
Đặc biệt, khi chọn vị trí đặt bàn thờ Thần tài – Ông địa, gia chủ còn phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các yếu tố quan trọng như sau:
- Bàn thờ Thần tài – Ông địa phải được kê chắc chắn và luôn trong tư thế dựa lưng vào vách tường. Đồng thời, trên vách tường này không được có lỗ khoan hay trùng hợp là nơi đặt cửa sổ,….để tránh việc tiền bạc bị thất thoát ra ngoài.
- Không đặt bàn thờ Thần tài – Ông địa ở vị trí quá cao.
- Nên đặt bàn thờ Thần tài – Ông địa ở gần nơi cửa ra vào bởi tại vị trí này, hai vị thần có thể dễ dàng nhìn thấy, quan sát số người ra vào hàng ngày cũng như cai quản đất đai được thuận lợi, hiệu quả hơn.
Vị trí không nên đặt bàn thờ ông địa
- Bàn thờ ông địa tránh đặt ở những vị trí phía trên hoặc dưới đường ống dẫn nước thải của căn nhà, tránh đặt ở nơi ẩm ướt, u ám, không khí không thông.
- Nên đặt bàn thờ ông địa thần tài xa các khu vực như nhà tắm, nhà vệ sinh, tránh mất đi sự linh thiêng trong thờ cúng.
- Không nên đặt bàn thờ cạnh nhà bếp.
Đặt bàn thờ thổ địa đối diện cửa ra vào
Bàn thờ quan công hay tượng hổ khi đặt ở phía cửa quay mặt ra ngoài sẽ có tác dụng xua đuổi ma tà, vận khí không tốt. Giúp hóa giải âm khí cho ngôi nhà của bạn và bảo vệ cho ngôi nhà.
Không đặt bàn thờ thổ địa đối diện nhà vệ sinh
Bất kể bàn thờ nào hay bàn thờ thổ địa đều không nên đặt đối diện hay trước cửa nhà vệ sinh. Vì nhà vệ sinh là nơi nhiều âm khí, là nơi lộn xộn nếu đặt bàn thờ trước cửa sẽ làm ảnh hưởng đến việc thờ cúng. Việc này là bất kính đối với các vị chư thần hay gia tiên tiền tổ trong nhà. Và việc bốc bát hương cũng là vấn đề cần được quan tâm và chú trọng, không nên thực hiện qua loa.
Không đặt bàn thờ thổ địa nơi ồn ào
Các vị thần là những bậc thánh thần cần được thờ cúng nơi yên tĩnh mới có thể tu tập. Vì vậy nên tránh đặt bàn thờ thổ địa ở những nơi ồn ào, thị phi như gần với đường cao tốc, gần quán hát, hay gần chợ…
Bàn thờ Thần tài – Ông địa đầy đủ bao gồm những gì?
Thờ Thần tài – Ông địa hiện nay không còn là việc xa lạ đặc biệt là tại các cửa hàng kinh doanh, công ty và thậm chí là tại các gia đình làm công việc buôn bán. Việc thờ cúng Thần tài – Ông địa với mong muốn đó là được các vị thần che chở, phù hộ và mang đến những điều may mắn, thuận lợi trong làm ăn kinh doanh. Tuy nhiên, bàn thờ Thần tài – Ông địa cần chuẩn bị đầy đủ những gì là điều không phải gia chủ nào cũng biết. Vì vậy, để hiểu rõ hơn điều này, các bạn có thể tham khảo tiếp những chia sẻ sau đây.
Bàn thờ Thần tài – Ông địa đầy đủ bao gồm những vật phẩm thờ cúng như sau:
Tượng Thần tài – Ông địa: tượng Thần tài được đặt bên trái bàn thờ, tượng Ông địa sẽ được đặt bên phải bàn thờ.
- Bát hương
- Lọ hoa (gia chủ có thể tùy ý sử dụng 1 hoặc 2 lọ hoa)
- Ống hương (1 cái)
- Nậm rượu (1 cái)
- Chóe thờ (bao gồm 3 chóe: 1 đựng gạo, 1 đựng muối và 1 đựng nước)
- Kỷ chén thờ (gia chủ có thể lựa chọn bộ kỷ 5 chén hoặc kỷ 3 chén)
- Đèn thờ (có thể 1 hoặc 2 đèn)
- Mâm bồng (1 mâm, được dùng để đựng hoa quả tươi thờ cúng)
- Bát sâm
- Minh đường tụ thủy (giúp gia chủ giữ tiền bạc, tài lộc)
- Ông Cóc (đặt theo phong thủy: sáng quay cóc ra, tối quay cóc vào)
Như vậy, một bàn thờ Thần tài đầy đủ sẽ bao gồm những vật phẩm thờ cúng như trên đây. Tuy nhiên, dù sắp xếp hoặc thay đổi như thế nào thì bàn thờ Thần tài – Ông địa cũng không thể thiếu những loại vật phẩm thờ cúng quan trọng như bát hương, tượng Thần tài – Ông địa, nậm rượu, lọ hoa, mâm bồng,….Do vậy, khi lập bàn thờ Thần tài – Ông địa, gia chủ chắc chắn không thể bỏ quên những điều đặc biệt quan trọng này.
Hướng dẫn cách bài trí bàn thờ Thần tài – Ông địa đúng cách hợp phong thủy
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm thờ cúng cho bàn thờ Thần tài – Ông địa thì điều làm các gia chủ băn khoăn tiếp theo đó chính là bài trí bàn thờ sao cho đúng cách và hợp phong thủy? Bởi việc đặt bàn thờ đúng cách, đúng phong thủy sẽ giúp gia chủ nhận được nhiều điều may mắn và tài lộc dồi dào trong làm ăn, kinh doanh.
Theo quan niệm phong thủy, điều quan trọng nhất khi bài trí và sắp xếp các vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ đó là gia chủ luôn phải tuân theo nguyên tắc “đông bình – tây quả”, từ trái sang phải và từ trong ra ngoài. Theo đó, các gia chủ có thể tham khảo cách bài trí bàn thờ Thần tài – Ông địa cụ thể như sau:
- Góc trong cùng của bàn thờ Thần tài – Ông địa là một tấm bài vị được dán trên vách tường.
- Tiếp đó sẽ đến vị trí đặt tượng Thần tài – Ông địa: tượng Thần tài sẽ được đặt bên trái bàn thờ và tượng Ông địa sẽ được đặt ở phía bên phải theo hướng từ ngoài vào.
- Dưới 2 ông Thần tài – Ông địa, gia chủ sẽ đặt 3 chóe thờ trong đó 1 chóe đựng rượu, 1 chóe đựng nước và 1 chóe đựng gạo ( mỗi năm chỉ thay 3 chóe này vào dịp cuối năm).
- Tiếp theo nữa trên bàn thờ đó chính là bát hương: bát hương sẽ được đặt ở chính giữa bàn thờ Thần tài – Ông địa và gia chủ nên hạn chế việc di chuyển cũng như xê dịch bát hương trừ trường hợp bất khả kháng.
- Với lọ hoa, gia chủ sẽ đặt bên phải bàn thờ và khi cúng, nên chọn những loại hoa tươi như hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa hồng.
- Mâm bồng là vật phẩm thờ cúng được sử dụng để đựng hoa quả tươi và được đặt ở bên trái hoặc đặt dưới đất ngay cạnh bàn thờ Thần tài – Ông địa.
- Vật phẩm được bày trí tiếp theo trên bàn thờ Thần tài – Ông địa đó chính là kỷ chén thờ (gia chủ có thể sử dụng bộ kỷ 3 chén hoặc 5 chén).
- Với ông Cóc, gia chủ nên đặt phía bên trái bàn thờ và đặt theo nguyên tắc sáng quay cóc ra, tối quay cóc vào.
- Phía ngoài cùng trên mặt đất, gia chủ sẽ sử dụng vị trí này để đặt bát minh đường tụ thủy bằng sứ, sâu lòng để có thể đổ đầy nước và rắc cánh hoa hồng lên. Điều này được thực hiện tượng trưng cho việc lưu giữ tiền bạc, tài lộc trong gia đình không bị trôi ra ngoài.
Để sắp xếp bàn thờ Thần tài – Ông địa đúng cách, đúng phong thủy, các gia chủ chỉ cần thực hiện và tuân thủ đúng những các bước đã được hướng dẫn trên đây. Thêm vào đó, khi bày trí bàn thờ, gia chủ nên thể hiện sự tỉ mỉ, lòng thành kính và nhất tâm để việc thờ cúng mang lại điều linh thiêng nhất.
Lưu ý quan trọng khi thờ Thần tài – Ông địa gia chủ nên biết
Thờ cúng là việc làm mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Vì vậy, dù là thờ Thần tài – Ông địa hay thờ gia tiên, thần Phật, gia chủ cũng nên ghi nhớ những lưu ý riêng để tránh phạm phải những điều kiêng kỵ trong thờ cúng.
Theo đó, khi thờ cúng Thần tài – Ông địa, gia chủ cần lưu ý những điều sau:
- Thần tài – Ông địa là 2 vị thần ưa sự sạch sẽ, gọn gàng. Vì vậy, nơi gia chủ thờ các ngài phải đảm bảo luôn sạch sẽ, không bụi bẩn cũng như không được bừa bộn.
- Sau khi mua tượng Thần tài – Ông địa về nhà hoặc các vật phẩm thờ cúng khác bằng sành sứ, gia chủ nên sử dụng nước gừng để lau sạch sẽ trước khi đem lên bàn thờ.
- Khu vực thờ cúng Thần tài – Ông địa luôn phải được dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp và thoáng mát để thể hiện sự trang nghiêm, tôn kính nơi thờ tự.
- Bàn thờ Thần tài – Ông Địa, gia chủ tuyệt đối không nên đặt ở vị trí đối diện với đèn hoặc gương nhà vệ sinh cũng như những nơi bị góc nhọn đâm vào,…
- Với ông Cóc, gia chủ nên biết cách quay ông cóc ra để thu hút tài lộc cũng như quay ông cóc vào để lưu giữ tài lộc đó.
Ngoài những lưu ý về vị trí đặt bàn thờ Ông địa – Thần tài, bạn cũng nên hạn chế những sai lầm sau trong khi bài trí:
- Không làm sạch bát hương và tượng ông Thần Tài, Ông Địa, đồ thờ cúng khi mua về.
- Trong bát hương không có chữ nho, không có gói Thất Bảo.
- Không lau chùi bàn thờ thường xuyên dẫn đến trình trạng bừa bãi, nhiều bụi bặm, thiếu trang nghiêm.
- Không chuẩn bị đầy đủ 3 lọ gạo, muối, nước
- Thiếu bát nước Minh Đường Tụ Thủy.
- Không có ông Cóc hoặc không đặt ông cóc ở sai vị trí.
- Ban thờ Thần Tài – Thổ Địa đặt nơi có nhiều ánh sáng, dưới hoặc đối diện gương, nơi có góc nhọn đâm vào, …
- Hương, lễ vật thờ cúng chuẩn bị không chu đáo.
- Màu bộ đồ sứ thờ tương khắc với bản mệnh.
Với mong cầu buôn may bán đắt, các gia chủ phải biết cách đặt bàn thờ Thần tài – Ông địa đúng vị trí, đúng cách và đúng hướng phong thủy. Theo đó, các gia chủ có thể tham khảo những chia sẻ mà gomdaiviet.vn đã mang đến trong bài viết trên đây để có thêm những kinh nghiệm thờ cúng hữu ích và trả lời chính xác câu hỏi bàn thờ ông địa nên đặt ở đâu. Mong rằng khi thờ cúng Thần tài – Ông địa, các gia chủ sẽ nhận được nhiều tài lộc, may mắn và thuận lợi trong công việc làm ăn kinh doanh của mình!