Lễ cúng, thủ tục chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà

thủ tục chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà

Thờ cúng ông bà tổ tiên là một trong những phong tục văn hóa tín ngưỡng có truyền thống lâu đời tại Việt Nam. Người Việt xem bàn thờ chính là nơi thờ cúng ông bà tổ tiên, chư vị Thần-Phật. Theo quan niệm phong thủy bàn thờ là nơi người đã khuất và các vị thần linh ngự trên trần gian. Trong trường hợp các gia đình muốn chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà cần thực hiện nghi lễ cúng kiếng tránh phạm húy. Tại bài viết sau đây Gốm Sứ Bát Tràng Đại Việt sẽ cung cấp cách chọn ngày, thủ tục, bài văn khấn và lưu ý khi chuyển bàn thờ đến quý vị và các bạn. 

thủ tục chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà
thủ tục chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà

Nên chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà vào ngày nào trong tháng

Ông bà ta có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, việc chuyển bàn thờ được xem là một nghi lễ tín ngưỡng tâm linh quan trọng nên cần chọn ngày cẩn thận. Bàn thờ được xem là nơi kết nối giữa thế giới tâm linh và trần thế. Đây chính là nơi các vị thần thiên, gia tiên tiền tổ trong gia đình ngự trên trần thế. Bàn thờ được đặt tại các vị trí long trọng, trang nghiêm trong gia đình. Bởi là nơi linh thiêng nên bàn thờ cần có sự thanh tịnh và không được đụng chạm hay di chuyển, xê dịch. Trong một số trường hợp các gia chủ muốn là lễ chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà cần thực hiện đúng nghi lễ theo phong thủy và tín ngưỡng tâm linh. 

chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà vào ngày nào trong tháng
chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà vào ngày nào trong tháng

Đầu tiên các gia đình cần lựa chọn được ngày lành tháng tốt để thực hiện nghi lễ chuyển hoặc đổi vị trí bàn thờ. Việc chuyển vị trí bàn thờ có thể từ vị trí này sang vị trí khác trong nhà hoặc chuyển từ nhà này sang nhà khác theo mong muốn của gia chủ. Theo quan niệm của người Việt tất cả các nghi lễ hay công việc hệ trọng cần xem xét kỹ lưỡng ngày tháng trước khi thực hiện. Chọn được ngày đẹp sẽ giúp mọi chuyện, mọi việc thuận lợi, thanh thông, mang đến may mắn cho gia chủ. Ngược lại nếu chọn vào ngày xấu có thể dẫn đến những điềm xui, họa họa cho gia chủ và các thành viên trong gia đình. 

Bộ đồ thờ men rạn nổi cao cấp Bát Tràng
Bộ đồ thờ men rạn nổi cao cấp Bát Tràng

Khi lựa chọn ngày lành tháng tốt để chuyển bàn thờ sang vị trí mới trong nhà các gia đình có thể dựa trên các lưu ý sau đây để thực hiện. Cụ thể: 

  • Chọn ngày chuyển bàn thờ thờ hợp với mệnh của gia chủ trong nhà
  • Nên chọn các ngày Hoàng Đạo, ngày lành tháng tốt mang đến đại cát, đại lợi trong tháng. 
  • Không nên di chuyển, thay đổi vị trí bàn thờ vào các năm mà gia chủ trong nhà đang mắc Tam Tai
  • Không di chuyển bàn thờ vào các ngày Âm lịch trong tháng như 3, 5, 7, 14, 23 (Đây là các ngày Tam Nương, kém may mắn trong tháng)
  • Có thể hỏi ý kiến của thầy phong thủy hoặc thầy bói, thầy xem ngày để lựa chọn ngày chuyển bàn thờ phù hợp

Lễ cúng chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà

Lễ cúng chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà
Lễ cúng chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà

Đối với các gia đình làm lại nhà hoặc sửa nhà việc chuyển vị trí bàn thờ sang vị trí khác là điều khó tránh khỏi. Ngoài ra với các gia đình vị trí bàn thờ cũ được xem là thiếu may mắn, không hợp với cung mệnh của gia chủ cũng nên chuyển đổi vị trí. Vị trí đặt bàn thờ không chỉ ảnh hưởng đến mặt phong thủy mà còn liên quan đến tâm linh nên cần cẩn thận trong việc quyết định vị trí đặt cũng như chuyển đổi. Sau khi đã chọn được ngày lành tháng tốt để chuyển bàn thờ các gia đình có thể thực hiện nghi lễ chuyển bàn thờ như sau: 

Lễ vật cần khi chuyển bàn thờ

  • Lễ mặn: 1 gà trống tơ luộc, 1 đĩa xôi trắng đỗ xanh, 1 chai rượu trắng và 3 chén nhỏ
  • Trái cây: 1 địa nên chọn 5 quả như chuối, táo, bưởi, cam, thanh long
  • Hoa tươi: Nên lựa chọn hoa hồng, cúc với số lượng 5, 7, 9 bông
  • Trầu 3 lá, cau 3 quả
  • Lễ tiền vàng: 3 lễ tiền, 15 lễ vàng, hương
  • 01 chén nước sạch
  • 01 ngựa đỏ, 01 ngựa vàng có đầy đủ đai yên
Bộ đồ thờ cúng gốm sứ men rạn đắp rồng sen
Bộ đồ thờ cúng gốm sứ men rạn đắp rồng sen

Trên đây là một số lễ vật cơ bản cần có trong nghi thức chuyển vị trí bàn thờ. Tùy thuộc vào đặc trưng phong tục tập quán vùng miền cũng như điều kiện và nhu cầu của gia đình mà lễ vật cúng có thể thêm các vật phẩm khác. Tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là lòng thành kính, sự thành tâm của gia chủ kính cẩn dâng lên tổ tiên, cầu xin được chuyển vị trí bàn thờ. 

Thủ tục chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà

Đối với các gia chủ chuyển bàn thờ từ vị trí này sang vị trí khác trong nhà, thủ tục sẽ đơn giản hơn so với các gia đình chuyển bàn thờ sang nhà mới. Đối với chuyển đổi bàn thờ sang vị trí khác trong nhà gia chủ chỉ cần chuẩn bị 1 mâm lễ và thực hiện cúng 1 lần mà thôi. Không giống như chuyển bàn thờ từ nhà cũ sang nhà mới cần đến 2 mâm lễ và phải thực hiện cúng đến 2 nơi. 

Thủ tục chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà
Thủ tục chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà

Cũng như các nghi lễ khác thủ tục cúng chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà được thực hiện bởi gia chủ trong nhà. Thông thường người thực hiện sẽ là người đàn ông trụ cột trong gia đình. Trong trường hợp gia đình không có đàn ông có thể chọn người phụ nữ đang là trụ cột chính trong nhà. Trước khi tiến hành nghi lễ gia chủ cần tắm rửa sạch sẽ nhằm gột rửa bụi trần. Sau đó mặc quần áo lịch sự, nghiêm túc, kính cẩn bày biện đồ lễ, thắp hương, lạy 3 lạy và tiến hành đọc căn khấn chuyển vị trí bàn thờ. 

Bộ đồ thờ Men Rạn Chung cư gốm sứ đắp nổi 1m53
Bộ đồ thờ Men Rạn Chung cư gốm sứ đắp nổi 1m53

Tại vị trí đặt bàn thờ cũ gia chủ đặt 3 lễ tiền vàng cùng 3 chén rượu, một chén nước lã, một loại lọ hoa tươi. Gia chủ thắp 3 nén hương vào mỗi bát hương sau đó rót rượu rắt nhẹ lên bàn thờ tiến hành đọc bài văn khấn xin chuyển bát hương, bàn thờ sang vị trí khác. Trong quá trình đọc văn khấn gia chủ nên đọc rõ thành tiếng, rành mạch và trôi chảy, không nên đọc quá to và không đọc thầm trong miệng. Gia chủ nên đọc thuộc văn khấn hoặc đọc trước nhiều lần để tránh ngắc ngứ khi tiến hành lễ. 

Văn khấn để chuyển vị trí bàn thờ sang vị trí mới

Văn khấn chuyển vị trí bàn thờ trong nhà khá đơn giản và ngắn gọn. Hiện nay có rất nhiều văn khấn chuyển bàn thờ sang vị trí mới trong nhà trên mạng Google hoặc trong các sách vở về nghi lễ tín ngưỡng tâm linh. Tùy thuộc vào văn hóa vùng miền cũng như nhu cầu mà gia chủ có thể lựa chọn các bài văn khấn khác nhau sao cho phù hợp. 

Văn khấn để chuyển vị trí bàn thờ sang vị trí mới
Văn khấn để chuyển vị trí bàn thờ sang vị trí mới

Sau khi đã chuẩn bị tươm tất hết các lễ vật, văn sớ, gia chủ sắp xếp lần lượt các lễ vật lên bàn thờ một cách gọn gàng và sạch sẽ. Gia chủ ăn mặc chỉnh tề, đến giờ hoàng đạo thì tiến hành thắp hương, vái lạy và tiến hành đọc văn khấn xin được chuyển vị trí bàn thờ sang vị trí khác trong nhà. Nghi lễ này giống như một thủ tục xin phép đắng bề trên cho gia chủ được phép chuyển đổi vị trí bàn thờ. 

Sau khi tiến hành đọc văn khấn cầu nguyên chuyển bàn thờ sang vị trí khác, gia chủ cúi mình vái lạy. Đợi khi gần hết hương đã thắp gia chủ tiến hành lễ tạ và hóa vàng. Tiền vàng tại bàn thờ cũ sẽ được mang đi hóa sau đó rải tro xuống sông, suối, cánh đồng hoặc gốc cây cho mát. Gia chủ cần lưu ý chỉ cần lấy tiền vàng trên bàn thờ cũ. Sau đó bê nguyên bàn thờ sang vị trí mới mà không cần bốc lại bát hương hay di chuyển, sắp xếp lại vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ. 

Một số lưu ý khi chuyển bàn thờ sang vị trí mới

Việc chuyển bàn thờ sang vị trí khác được xem là một nghi lễ tâm linh, tín ngưỡng quan trọng nên các gia đình cần hết sức lưu ý. Bàn thờ là nơi linh thiêng chỉ dành riêng cho việc thờ cúng nên bất cứ việc động chạm, xê dịch nào cũng cần được xin phép và thực hiện cẩn thận. Các gia đình có thể chú ý một số lưu ý sau đây tránh phạm húy, ảnh hưởng đến việc thờ cúng. Cụ thể: 

Trước khi tiến hành nghi lễ chuyển bàn thờ gia chủ cần thắp hương, vái lạy và tiến hành xin quẻ âm dương. Gia chủ có thể dùng đồng tiền chinh để tung nếu được 1 mặt sấp một  mặt ngửa mới được tiến hành chuyển vị trí bàn thờ. Đây là nghi thức xin phép bề trên nếu, bề trên đồng ý chuyển bàn thờ sẽ cho kết quả quẻ âm dương hài hòa. Trong trường hợp cả hai mặt đều sấp hoặc đều ngửa có nghĩa bề trên chưa đồng ý, gia chủ cần thành tâm xin lại hoặc thực hiện nghi lễ vào một ngày khác, chuyển bàn thờ đến vị trí khác. 

Một số lưu ý khi chuyển bàn thờ sang vị trí mới
Một số lưu ý khi chuyển bàn thờ sang vị trí mới

Vị trí bàn thờ mới cần tránh nằm gần hoặc đối diện với nhà vệ sinh, nhà bếp, phòng ngủ, nhà kho. Không nên đặt bàn thờ mới dưới phòng chơi của trẻ nhỏ, nhà vệ sinh, nhà tắm, phòng ngủ, phòng tập thể dục,… Bàn thờ mới cần được bố trí cân đối, không cầu kỳ, phô trương. Chú trọng vào việc bố trí cân đối, đơn giản, tránh sự lòe loẹt, mang đến cảm giác kém linh thiêng, tôn nghiêm và thanh tịnh. 

Khi di chuyển bàn thờ từ vị trí cũ đến vị trí mới cần tránh làm động hay xê dịch các vật phẩm thờ cúng trên bàn. Trong trường hợp di chuyển lên hoặc xuống tầng nên để riêng vật phẩm thờ cúng tránh đổ vỡ, mất may mắn. Nên để hương cháy hết rồi mới tiến hành di chuyển bát hương sang vị trí khác. Sau khi chuyển bàn thờ đến vị trí mới nên thắp hương mới.

Bộ đồ thờ bằng Gốm Men Rạn Cổ Đắp Nổi Bát Tràng Số 12
Bộ đồ thờ bằng Gốm Men Rạn Cổ Đắp Nổi Bát Tràng Số 12

Nên lựa chọn ngày, hướng chuyển bàn thờ mới hợp với cung mệnh của gia chủ trong nhà. Lễ vật cúng chuyển bát hương nên chọn đồ tươi ngon, lễ mặn cần làm sạch sẽ, nấu chín. Không mặc cả khi mua các lễ vật cúng như hoa, trái cây,… Quan trọng nhất vẫn là lòng thành kính của gia chủ. 

Gốm Đại Việt vừa cung cấp cách chọn ngày đẹp, lễ vật cần chuẩn bị, các thủ tục, bài văn khấn và một số lưu ý khi chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà đến quý vị và các bạn. Để mua các sản phẩm đồ thờ cúng, vật phẩm phong thủy, đồ trang trí gốm sứ Bát Tràng bạn có thể yên tâm lựa chọn Gốm Đại Việt. Mong rằng bài viết đã mang đến các thông tin hữu ích đến quý vị và các bạn. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *