Hướng dẫn chi tiết cách viết bài vị Thần tài, Ông địa, tổ tiên Đầy Đủ

Hướng dẫn chi tiết cách viết bài vị Thần tài, Ông địa, tổ tiên Đầy Đủ

Cách viết bài vị Thần tài, Ông địa, tổ tiên như thế nào cho đúng chuẩn và linh thiêng là vấn đề quan tâm của nhiều gia chủ hiện nay. Vậy để giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả, chính xác và đầy đủ, các bạn hãy cùng đến với những chia sẻ thú vị sau đây của Cở sở sản xuất gốm sứ Bát Tràng Đại Việt nhé! 

Hướng dẫn chi tiết cách viết bài vị Thần tài, Ông địa, tổ tiên Đầy Đủ
Hướng dẫn chi tiết cách viết bài vị Thần tài, Ông địa, tổ tiên Đầy Đủ

Bài vị là gì? 

Bài vị trong thờ cúng là tấm thẻ được làm bằng hai nguyên liệu cơ bản đó là gỗ hoặc giấy. Chính giữa của tấm thẻ là vị trí ghi tên, họ, chức tước đồng thời hai bên là vị trí dùng để ghi thông tin về ngày tháng năm sinh và ngày tháng năm mất. Bài vị là vật được dùng cho các đối tượng thờ cúng như chư vị thần linh, những người có chức tước trong triều đình hoặc những người có công lập nên xóm làng. 

Tìm hiểu chi tiết khái niệm bài vị là gì? 
Tìm hiểu chi tiết khái niệm bài vị là gì?

Hướng dẫn cách viết bài vị đúng chuẩn, chi tiết 

Những nguyên tắc chung cần biết khi viết bài vị gia tiên 

Những nguyên tắc chung cần biết khi viết bài vị gia tiên 
Những nguyên tắc chung cần biết khi viết bài vị gia tiên

Số chữ được viết trên bài vị phải là con số có khả năng chi hết cho 4 hoặc nếu chia có dư thì phải là chia hết cho 4 và còn dư 3 (số dư không được là 1 hoặc 2) thuận theo cách đếm tuần tự 4 chữ: Quỷ – Khốc – Linh – Thính. Nếu bài vị cho người nam thì phải rơi vào chữ Linh, nghĩa là dư 3 còn nếu là bài vị cho người nữ thì phải rơi vào chữ Thính, nghĩa là chia hết, không dư. 

Trong một bài vị phải đảm bảo có đầy đủ các nội dung sau đây: (bài vị thường dùng chữ Hán Nôm để viết và thuận theo chiều dọc từ trên xuống dưới, từ trái qua phải) Hàng chính giữa được dùng để nêu lên: Vai vế của người được lập bài vị (cụ thể: cha = hiển khảo, ông nội = tổ khảo, bà cố = tằng tổ tỷ, ông sơ = cao tổ khảo); Tiếp theo đó là tước vị (sử dụng cho trường hợp nếu có), sau cùng là tên (bao gồm tên húy = tên chính và tên tự, tên hiệu, tên thụy,…nếu người được lập bài vị có). 

Bài vị thờ cúng này sẽ được lưu giữ liên tục trong vòng 5 đời
Bài vị thờ cúng này sẽ được lưu giữ liên tục trong vòng 5 đời

Nếu bài vị được viết là bài vị bà hoặc mẹ thì ghi tương tự với tước vị của ông, cha sau đó kết hợp ghi họ của ông + nguyên phối (hoặc thứ nhất, kế thất, trắc thất,…) phu nhân. Cùng với đó, hàng bên trái (nhìn theo hướng từ trong ra) ghi ngày tháng năm sinh và hàng bên phải (cũng theo hướng từ trong nhìn ra) ghi cụ thể ngày tháng năm mất. Cuối cùng của bài vị là 3 chữ “chi Linh vị” hoặc cũng có bài vị ghi “Thần chủ” hoặc “Linh vị”. 

Bài vị thờ cúng này sẽ được lưu giữ liên tục trong vòng 5 đời (mang ý nghĩa ngủ đại mai thần chủ) bắt đầu kể tử người chủ cúng cho đến đời thứ 6 sẽ được đem đi đốt hoặc có thể thiên di vào nhà thờ tộc họ để thờ chung. 

Cách viết bài vị Thần tài 

Cách viết bài vị Thần tài 
Cách viết bài vị Thần tài

Chú thích: (chữ Hán được ghi trên bài vị Thần tài sẽ đọc theo thứ tự từ phải qua trái và từ trên xuống dưới)

聚 寶 堂 : Tụ Bảo Đường: nhà chứa đựng của quý báu 

招 財 : Chiêu tài: mời gọi tiền của.

進 寶 : Tiến bảo: dâng hiến bảo vật.

金 枝 初 潑 腳 : Kim chi sơ phát diệp: Cành vàng bắt đầu trổ lá.

銀樹正開花 : Ngân thụ chánh khai hoa: Cây bạc chánh thức nở hoa.

Hai câu trên được xem là đôi liễn đặt ở vị trí hai bên bài vị với ý nghĩa chúc tụng.

Bên cạnh đó, trong một kiểu bài vị khác, đôi liễn sẽ được thể hiện như sau: 

Thổ năng sanh bạch ngọc (Đất thường sanh ngọc trắng)

Địa khả xuất hoàng kim (Đất khá xuất vàng ròng).

如 意 吉 祥 : Như ý cát tường: tốt lành như ý muốn.

一 帆 風 順 : Nhứt phàm phong thuận: thuận buồm xuôi gió.

四 季 平 安 : Tứ quí bình an: bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông đều được bình an.

Hai câu chữ lớn ở chính giữa là danh hiệu của các Thần bản gia để thờ phượng:

五 方 五 土 龍 神 : NGŨ PHƯƠNG NGŨ THỔ LONG THẦN

前 後 地 主 財 神 : TIỀN HẬU ĐỊA CHỦ TÀI THẦN

  • Ngũ phương Ngũ thổ Long Thần: tượng trưng cho năm vị Thần trấn ở năm hướng và năm vị Thần đất đai long mạch được sắp đặt theo Ngũ hành trong phong thủy đó là: Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung ương. 
  • Năm vị Thần Ngũ phương bao gồm: Hoàng đế (Trung ương), Bạch đế (hướng Tây), Hắc đế (hướng Bắc), Thanh đế (hướng Đông), Xích đế (hướng Nam).
  • Năm vị Ngũ Thổ Long Thần bao gồm những vị Thần long mạch coi về đất đai cũng như giúp bảo vệ  bảo hộ cư dân làm ăn sinh sống, gồm:
chữ Hán được ghi trên bài vị Thần tài sẽ đọc theo thứ tự từ phải qua trái và từ trên xuống dưới
chữ Hán được ghi trên bài vị Thần tài sẽ đọc theo thứ tự từ phải qua trái và từ trên xuống dưới

Thổ Công, làm chủ nền nhà.

Thổ Thần, làm chủ khu đất.

Thổ Địa, cũng gọi là Môn Khấu Thổ Địa Tiếp Dẫn Tài Thần: Thần Thổ Địa trực ở cổng để tiếp dẫn Thần Tài vào nhà.

Thổ Phủ, bảo hộ các kho hàng.

Thổ Kỳ, cai quản mặt đất nói chung.

Tiền Hậu Địa Chủ Tài Thần bao gồm hai vị thần đó chính là: Tiền Địa Chủ Tài Thần và Hậu Địa Chủ Tài Thần.

  • Tiền Địa Chủ Tài Thần là Thần Tài của chủ đất trước. Gia chủ thờ vị Thần này có ý nghĩa báo bổn tư nguyên tức là báo đáp cái gốc và tưởng nhớ về cái nguồn. 
  • Hậu Địa Chủ Tài Thần là Thần Tài của chủ đất sau, tức là gia chủ sẽ thờ vị Thần tài trên đất của mình hiện nay. 

(Theo Huỳnh Ngọc Trảng – Nguyễn Đại Phúc: Thần Tài – Tín ngưỡng và Tranh tượng)

Cách viết chi tiết bài vị Thổ công 

Cách viết chi tiết bài vị Thổ công 
Cách viết chi tiết bài vị Thổ công

Nếu trong nhà thờ ba vị thần bao gồm: Thổ công, Thổ địa và Thổ kỳ chung với nhau thì gia chủ có thể tham khảo cách viết bài vị cụ thể như sau: 

Đông trù tư mệnh Táo phú thần quân

Bản giả Thổ địa Long mạch tôn thần,

Ngũ phương ngũ thổ Phúc đức chính thần,

Trong trường hợp chỉ lập mỗi bài vị của Thổ công thì gia chủ có thể viết thu gọn vào chính giữa như sau: 

Tức là ông vua Táo định phúc đức cho gia đình. Phúc đức này do sự ăn ở phải đạo hay trái đạo của gia chủ và người nhà.

Được tôn là vị chủ thứ nhất tại một nhà: Táo quân thường được tôn là Đệ nhất gia chi chủ nghĩa là vị chủ thứ nhất tại một nhà.

Cách viết bài vị thổ công đơn giản
Cách viết bài vị thổ công đơn giản

Do vậy, gia chủ cần cúng Táo Quân trước đồng thời mỗi khi muốn cúng lễ, gia chủ đều phải xin phép ngày để những vị thần được cúng lễ về gia đình hưởng lộc. 

Hai bên bài vị luôn luôn được ghi một câu đối với ý nghĩa như sau: 

Hữu đức năng ty hóa

Vô tư khả đạt thiên

Ý nghĩa là:

Có đức trông coi việc lửa

Vô tư có thể lên trời

Bàn thờ thổ công đầy đủ
Bàn thờ thổ công đầy đủ

Với những chia sẻ của gomdaiviet.vn trên đây chắc hẳn đã giúp các bạn đã nắm được cách viết bài vị Thần tài, Ông địa, tổ tiên một cách cơ bản. Theo đó, các bạn có thể tham khảo những chia sẻ này để sử dụng trong gia đình mình để thờ cúng những vị Thần được linh thiêng và thành kính nhất nhé! 

 

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *