Đối với người Việt, thờ cúng gia tiên không chỉ là một phong tục mà nó còn là một nghi lễ mang tính linh thiêng và trang trọng. Tuy nhiên, không phải gia chủ nào cũng nắm rõ được những điều cần biết trong việc thờ cúng gia tiên như thế nào cho đúng và đủ. Vậy để biết thêm những thông tin hữu ích trong việc thờ cúng gia tiên này, các bạn hãy cùng đến với những chia sẻ thú vị trong bài viết sau đây của cửa hàng gốm sứ Bát Tràng Đại Việt nhé!
Khi thờ cúng gia tiên, gia chủ nên tránh phạm phải những một số điều như sau:
- Hệ thống bát hương trên bàn thờ sắp đặt không đúng và đủ theo tôn ti trật tự trên dưới giữa những người đã khuất trong gia đình.
- Bốc bát nhang được thực hiện không đúng cách, đúng nơi khiến cho việc thờ cúng không linh ứng.
- Từ đường của nội ngoại thất được sắp đặt chưa đúng theo phong thủy (việc sắp đặt, bố trí cổng, cửa hay đường nước vào – ra,…).
- Khi từ đường được xây dựng xong, nhiều gia chủ không thực hiện việc cúng lễ mà đã bỏ qua hoặc không biết phải thờ cúng gia tiên như thế nào cho đúng nên có khi đã làm lễ nhưng vẫn không đạt được hiệu quả như mong muốn (có thể do lựa chọn sai thầy cúng hoặc thực hiện sai thủ tục cúng,..).
- Việc cúng giỗ không đúng của nhiều gia đình (cúng trước hoặc sau ngày giỗ 1 – 2 ngày) cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới việc thờ cúng gia tiên, các cụ. Vì vậy, việc thờ cúng này tưởng chừng như đơn giản nhưng thực tế lại có rất nhiều gia đình phạm phải những điều kiêng kỵ trong thờ cúng hiện nay.
Chia sẻ và hướng dẫn chi tiết về cách bài trí bàn thờ gia tiên
Danh mục
Cấu trúc đầy đủ của bát hương (gồm 3 bát)
- Bát hương to nhất được bố trí nằm chính giữa bàn thờ đó chính là bát hương Quan Thần Linh với đường kính tối thiểu: 16 – 18 – 20 – 25cm.
- Cùng với đó, bát hương Công Đồng Gia Tiên của đôi bên nội ngoại cũng như bố trí bên Phải nhìn từ trong ra phần Tâm linh (hoặc cũng có thể từ bên trái nhìn từ trong ra theo quan niệm phần Dương). Tại bát hương này, gia chủ cần ghi đầy đủ các họ đôi bên nội ngoại nội ngoại bởi các cụ hoàn toàn không phân biệt được điều này mà chỉ có người Dương mới biết được chi tiết, cụ thể nhất.
Một trong những lưu ý không thể quên đó chính là với các cụ mất sau này thì chỉ cần sau khi Cải cát, gia chủ xin làm lễ mời các cụ ngự trực tiếp lên bát hương Công đồng gia tiên bằng cách rút một chân nhang cắm lên là được. Theo đó, bát hương cũ sẽ được đem thả trôi sông cho mát mẻ. Đường kính bát hương tối thiểu phù hợp sử dụng đó là 14 – 16 – 18 – 20 – 22cm.
- Bát hương của Bà cô Ông Mãnh (trong đó bao gồm có cả Bà Cô Tổ) và Cậu Hoàng Cô Bé (Bé Đỏ) đôi bên nội ngoại (ghi hết tất cả các họ) và sắp xếp ở vị trí bên Trái nhìn từ trong ra. Đồng thời, thêm một lưu ý mà gia chủ nên nhớ đó chính là đối với những người mất trẻ sau này thì chỉ cần Cải cát là gia chủ có thể xin làm Lễ mời các chân linh này ngự lên Bát hương Bà Cô Ông Mãnh, Cậu Hoàng Cô Bé bằng việc rút một chân nhang và cắm vào bát hương là được. Sau đó, để bát hương cũ được hưởng sự mát mẻ, thanh tịnh, các gia chủ nên đem thả trôi sông.
Lưu ý: Với bất cứ gia chủ nào đã có nhà riêng thì phải có trách nhiệm bốc đầy đủ và đúng cách 3 bát hương trên mà không được phân biệt giữa con trưởng hay con thứ bởi không có quy định nào hiện nay cấm thực hiện điều này, có chăng cũng là do con người tự đặt ra. Vì vậy, việc người con nào thờ cúng cũng đều mang ý nghĩa như nhau và chỉ cần thực hiện mọi việc một cách chu đáo, đầy đủ và thành tâm thì gia đình chắc chắn sẽ nhận được nhiều tài lộc, may mắn.
Bên cạnh đó, việc bốc bát hương ở đâu cho linh ứng cũng là một trong những vấn đề được gia chủ đặc biệt quan tâm hiện nay. Bởi trên thực tế, việc bốc bát hương không phải do gia chủ (hoặc thậm chí ông cha trong nhà) thực hiện cho nắm cát hay gói tro vào bát hương là xong. Vì vậy, để bốc bát hương đúng cách và linh thiêng nhất, gia chủ nên nhờ đến sự giúp đỡ của sư tăng trong nhà chùa sau đó mới thỉnh về tại gia. Bởi hầu hết các sư tăng trong chùa đều đảm bảo Chay tịnh cũng như có Đạo pháp để giúp gia chủ thỉnh đủ các Chân linh dòng họ về một cách đầy đủ.
Cách khấn lễ
Sau khi thực hiện việc xưng họ tên – tuổi và địa chỉ đầy đủ, các gia chủ sẽ tiến hành thứ tự khấn lễ như sau:
- Tạ ơn: Việc tạ ơn sẽ bao gồm Tạ ơn Cha Trời – Mẹ Đất, Cha mẹ Phật Thánh cùng các bậc Tiên Đế Đại Vương, Gia tiên tiền tổ, anh hùng liệt sĩ,….đã mang đến cho chúng con cuộc sống như ngày hôm nay.
- Sám hối: Tất cả những tội lỗi mà chúng con gây ra từ tiền kiếp cho đến hôm nay do tính tham – sân – si mong được các vị chư vị đại xá, bỏ qua.
- Cầu ước: Cầu cho quốc thái dân an – Đất nước ngày càng phát triển hưng thịnh, vững chắc, người người đều được hưởng trọn vẹn hai chữ Bình An cũng như cầu cho các chân linh Gia tiên tiền tổ sớm được siêu thoát lên cảnh giới cao hơn.
- Hứa hẹn: Gia chủ hứa sẽ tu học chữ Đạo để góp phần làm rạng danh Tiên tổ cũng như nguyện làm nhiều việc thiện để giúp dòng họ được giải nghiệp và tạo Phúc cho những thế hệ mai sau,….
- Xin: Bao gồm việc dâng lễ và khẩn xin những điều mong muốn cho bản thân mình cũng như các thành viên trong gia đình. (các gia chủ có thể xin vào ngày rằm, mùng 1 hoặc những ngày lễ, tết đặc biệt,…).
Tổng kết và đưa ra bài học kinh nghiệm
Việc thờ cúng gia tiên như thế nào cho đúng và đủ tưởng chừng như rất đơn giản nhưng trên thực tế nó đòi hỏi phải được thực hiện một cách chu đáo, cẩn thận và thành tâm. Bởi nếu không thực hiện đúng cách thì việc thờ cúng gia tiên sẽ không mang lại hiệu quả và sự linh thiêng như mong muốn. Do vậy, cùng với việc bày trí một bàn thờ đẹp, cân đối thì việc chăm chút đến bát nhang cũng là điều gia chủ phải đặc biệt quan tâm trong thờ cúng hiện nay.
Những chia sẻ của gomdaiviet.vn trong bài viết trên đây chắc hẳn đã giúp các bạn có được những kinh nghiệm trong việc thờ cúng như thế nào cho đúng và đủ rồi phải không? Hy vọng các bạn sẽ thực hiện việc thờ cúng một cách thành tâm và chu đáo để giúp gia đình nhận được nhiều may mắn, tài lộc và bình an nhé!