Không chỉ thờ cúng gia tiên, nhiều gia đình ở Việt Nam hiện nay còn lựa chọn thờ Phật tại gia. Tuy nhiên, việc thờ cúng này phải được thực hiện theo đúng tâm linh và tín ngưỡng truyền thống của nhân dân ta. Vì vậy, để có được điều này, các bạn có thể tham khảo những thông tin hữu ích mà Gốm sứ tâm linh Bát Tràng Đại Việt sẽ mang đến trong bài viết sau đây.
Những điều cần lưu ý trong việc lập bàn thờ Phật tại gia
- Cây hương thừa trong bát hương nếu không được dọn dẹp sạch sẽ, gọn gàng hàng ngày sẽ dễ trở nên dơ bẩn và có nguy cơ gây cháy rất cao. Vì vậy, đây cũng là lý do vì sao các bạn thường thấy các bát hương được đặt trước tượng Phật trong chùa hàng ngày vào lúc sáng sớm đều được thu dọn sạch sẽ như mới thắp hương lần đầu.
- Các tín đồ nữ thờ Phật tại nhà khi đến kỳ kinh nguyệt thường không dám lui tới chùa lễ Phật, thậm chí nhiều người còn không dám đến trước bàn thờ Phật để thắp hương và niệm Phật. Tuy nhiên trên thực tế, đó chỉ là điều kiêng kỵ đối với quỷ thần cấp thấp bởi quỷ thần có bản chất sợ máu bẩn nên hễ thấy máu bẩn thì lập tức nổi giận.
Không những thế, quỷ thần còn nghiện ăn máu nên khi thấy máu, chúng liền nổi lòng tham. Thế nhưng, máu kinh nguyệt hoàn toàn không phải là máu tươi nên quỷ thần sẽ có phản ứng giống như bị người khác trêu đùa. Vì vậy, phụ nữ đang trong thời kỳ hành kinh mà đến đền thờ, miếu điện thờ quỷ thần thì rất dễ gặp phải những điều không hay, điềm xui xẻo.
- Lập bàn thờ Phật tại gia, trước hết gia chủ cần phải nhờ người làm lễ khai quang các tượng Phật và Bồ Tát. Cùng với đó, gia chủ phải chọn được ngày tốt, hướng tốt theo phong thủy sau đó mới tiến hành lập bàn thờ. Việc làm lễ khai quang có ý nghĩa bày tỏ sự thận trọng cũng như tôn kính đối với Phật được thờ cúng tại gia.
Theo quan niệm của Phật giáo, chư Phật, Bồ Tát có ở khắp mọi nơi để phổ độ, cứu vớt chúng sinh. Vì vậy, tất cả mọi hướng đều có sự xuất hiện của chư Phật, Tam bảo và Long thiên hộ pháp. Cũng bởi lý do này mà gia chủ nên chọn nơi tôn quý nhất và thể hiện lòng thành kính của mình để làm nơi đặt bàn thờ Phật tại gia.
- Không ít người cho rằng Phật được thờ tại gia thì gia chủ không được sử dụng các bài chú, bài kinh để niệm Phật. Tuy nhiên điều này hoàn toàn không hợp lý bởi với tấm lòng cung kính của mình, gia chủ có thể sử dụng các bài kinh hoặc bài chú ở bất cứ nơi nào đảm bảo sự thanh tịnh. Cùng với đó, để đảm bảo sự tôn nghiêm, gia chủ nên rửa tay và súc miệng sạch sẽ rồi mới được đứng trước bàn thờ thực hiện thủ tục thắp hương, tụng niệm.
- Các thành viên trong gia đình có người tin theo Phật, có người tin theo Thần. Do đó, một câu hỏi được đặt ra đó là có thể thờ chung Phật và Thần trong cùng một bàn thờ không? Trên thực tế, điều này hoàn toàn không có vấn đề gì và không phạm phải những điều kiêng kỵ trong thờ cúng.
Lập và bầy trí bàn thờ phật tại gia
Theo đó, gia chủ nên thờ Phật ở chính giữa, cúng Bồ Tát ở hai bên và các Thần sẽ được cúng ở ngoài cùng với ý nghĩa là kẻ bảo vệ bên ngoài cho Tam bảo. Tuy nhiên, nếu đạt được sự thỏa thuận của cả gia đình và chuyển sang tin theo Phật thì gia chủ nên làm lễ cúng Thần, khấn cáo với Thần để mang tượng Thần cất đi.
- Nếu tro hương và các kinh sách, tượng, pháp vật bị hư hỏng thì gia chủ nên xử lý như thế nào cho đúng? Có không ít người đã đem những đồ vật này đến gia cho các nhà chùa. Thế nhưng trên thực tế, các gia chủ chỉ cần chọn vị trí đất trống và đồ đựng đảm bảo sạch sẽ, sau đó bỏ tất cả các vật phẩm trên vào rồi đem đi châm lửa đốt. Sau khi đốt xong, mọi thứ sẽ được đem chôn xuống đất. Với những đồ bằng kim loại không thể đem đốt thì gia chủ nên cất ở những nơi kín đáo và một thời gian sau sẽ đem xử lý bình thường giống như những loại đồ cũ nát khác.
- Hoa, quả tươi hay nước trà được bày cúng trên bàn thờ Phật phải được thay đổi hàng ngày, tránh để bị hư hỏng, thối héo. Đồng thời, những thứ gì còn có thể sử dụng được, ăn được thì nên để sử dụng trong nhà mà không nên vứt đi. Với những thứ đã bị hư hỏng hoặc ôi thiu thì gia chủ có thể bỏ đi như những loại rác thải thông thường.
- Xét về yếu tố mỹ quan đối xứng trong thờ cúng, với đa phần các vật phẩm được thờ cúng, gia chủ nên sử dụng một đôi. Tuy nhiên, nếu vì một lý do nào đó mà chỉ có thể bày cúng đơn chiếc thì cũng không có gì là phạm phải vào điều kiêng kỵ trong thờ cúng. Bên cạnh đó, việc thờ cúng những món đồ gì trên bàn thờ Phật cũng là điều gia chủ nên tự cân nhắc, xem xét nhưng không nên bày biện quá rườm rà, phô trương.
- Thời gian tu hành tại gia tốt nhất là vào lúc sáng sớm và buổi tối. Bởi đây là những khoảng thời gian thân tâm thanh tịnh và thoải mái nhất trong ngày. Nhờ đó, gia chủ có thể chuyên chú và thành tâm niệm Phật, cầu khấn.
Tuy nhiên, nếu vì tính chất công việc, gia chủ có thể linh hoạt thay đổi, lựa chọn thời gian tu hành khác trong ngày. Cùng với đó, gia chủ cũng không nên đặt bàn thờ trong phòng ngủ cũng như không thực hiện việc lễ Phật, ngồi tọa thiền ngay trên giường. Nếu nhà ở chỉ có một phòng thì những lúc bình thường, gia chủ nên che phủ tượng Phật bằng một chiếc khăn vải sạch.
- Nếu gia chủ đã quy y Tam Bảo thì sau đó không được quy y thêm bất cứ một tôn giáo nào khác cũng như không tham gia việc thờ phụng một đền miếu, đạo tràng nào của tín ngưỡng dân gian. Dù vậy, không thờ cúng, quy y không có nghĩa là gia chủ được phép xem thường mà vẫn luôn phải giữ thái độ tôn kính với các tín ngưỡng còn lại. Theo đó, khi đi đến các nhà thờ, đền miếu, đền thần, gia chủ phải thực hiện đầy đủ những nghi lễ, nghi thức chào hỏi chuẩn mực.
Lễ an vị bàn thờ phật tại gia
Để lập bàn thờ Phật tại gia, các bạn nên tham khảo những chia sẻ mà gomdaiviet.vn đã mang đến trong bài viết trên đây. Chắc chắn những thông tin hữu ích này sẽ giúp các bạn thực hiện việc thờ cúng một cách đầy đủ, tôn nghiêm và thành kính nhất!