Không chỉ mang đến không gian thanh tịnh mà chùa còn là nơi để mọi người tìm về cầu bình an, sức khỏe cũng như tiền tài, may mắn cho gia đình. Tuy nhiên, vì là chốn linh thiêng, thanh tịnh nên khi đi chùa, các bạn cần lưu ý một số điều quan trọng. Vậy những lưu ý đó là gì và cách hành lễ khi thắp nhang ở chùa như thế nào cho đúng? Cùng theo dõi những chia sẻ sau đây của Đại Lý Gốm Sứ Bát Tràng Đại Việt để có thêm những kinh nghiệm hữu ích khi đi lễ chùa cũng như cách khấn khi đi chùa đúng chuẩn nhé!
Những lưu ý quan trọng khi đi chùa gia chủ nào cũng nên biết
Danh mục
Để tránh phạm phải những điều kiêng kỵ trong thờ cúng khi đi chùa, các gia chủ nên lưu ý những điều quan trọng như sau:
- Lê vật chuẩn bị để vào chùa thắp hương: Gia chủ tuyệt đối không được mua hay tự làm những món ăn mặn từ trâu, bò, lợn, gà. Bởi những lễ mặn này chỉ nên dùng để dâng lên các vị thần trong đền, đình hay miếu hoặc trong khuôn viên chùa có thờ các vị thánh, mẫu.
Vì vậy, nếu đi lễ chùa, gia chủ không được phép đặt lễ mặn này ở khu vực phật điện (nơi ở chính giữa của ngôi chùa). Tuy nhiên, nếu chùa có xây dựng riêng một ban thờ hoặc điện thờ đức ông (vị thần đảm nhiệm việc cai quản chùa) thì gia chủ có thể đặt mâm lễ mặn tại đây.
- Đặt mâm lễ chay: Gia chủ chỉ đặt mâm lễ chay trên nhang án chính diện của chùa. Với mâm cúng này, gia chủ không cần chuẩn bị quá cầu kỳ, sang trọng mà chỉ cần thể hiện được sự thành tâm của mình. Theo đó, gia chủ sẽ cần chuẩn bị những vật phẩm thờ cúng như hương, hoa quả tươi, xôi chè, oản phẩm.
- Khi đi lễ chùa và thắp hương ở chùa, gia chủ không cần mua nhiều tiền vàng hay vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật (bởi bàn thờ Phật hay bồ tát thường rất kiêng kỵ điều này). Ngoài ra với tiền thật, gia chủ nên bỏ vào hòm công đức trong chùa, tuyệt đối không được đặt lên hương án của chính diện.
- Hoa cúng: Chọn hoa cúng Phật, gia chủ nên chọn các loại hoa như mẫu đơn, sen, huệ hay ngâu và đặc biệt không dâng lên thần Phật các loại hoa dại, hoa tạp.
- Trang phục khi đi chùa: Cần đảm bảo sự gọn gàng, chỉnh tề, sạch sẽ, đặc biệt là tránh mặc những bộ trang phục quá ngắn, quá hở hang hay quá mỏng gây phản cảm.
- Cách khấn vái: Đứng khấn vái, tuyệt đối không đứng thẳng ban thờ mà nên đứng chếch sang bên trái hoặc bên phải.
Các bước hành lễ chi tiết và cụ thể khi đi thắp hương ở chùa
Chùa là nơi linh thiêng, thanh tịnh đồng thời cũng là nơi để thờ cúng các vị thần linh, những người có công lớn lao với đất nước, dân tộc. Vì vậy khi đi chùa cũng như tiến hành nghi thức hành lễ thắp nhang, gia chủ phải thực sự cẩn trọng và thể hiện sự tôn nghiêm của mình. Bởi có như vậy, các vị thần mới chứng giám và phù hộ độ trì cho gia chủ cũng như mong ước của gia chủ đối với các thành viên trong gia đình.
Theo đó, gia chủ sẽ thực hiện các bước hành lễ khi đi chùa như sau:
- Đầu tiên, gia chủ sẽ vào thắp hương và làm lễ tại điện thờ (ban thờ) đức ông.
- Làm lễ tại ban thờ đức ông xong, gia chủ sẽ tiếp tục dâng hương và đặt lễ vào chính diện.
- Tiếp đó, gia chủ đi đến các ban thờ khác trong chùa và thắp hương ở từng ban đó. Đồng thời, gia chủ nên chuẩn bị lễ thắp hương (có thể chuẩn bị 3 hoặc 5 lễ). Ngoài ra, gia chủ nên đến điện thờ mẫu, tứ phủ để dâng lễ và cầu nguyện nếu trong chùa có xây dựng hai điện này.
- Sau cùng, gia chủ đến nhà Hậu (nhà thờ tổ) để lễ bái.
- Khi mọi việc khấn lễ đã xong, gia chủ nên ghé vào trai giới (phòng tiếp khách) của chùa để hỏi thăm và trò chuyện với các vị tăng ni, trụ trì cũng như công đức tùy tâm.
Cách khấn khi đi chùa đúng chuẩn và thành tâm gia chủ nên tham khảo
Khi đi chùa, ngoài việc chuẩn bị đồ lễ, gia chủ còn cần chuẩn bị bài văn khấn thật chu đáo và thành tâm. Theo đó, gia chủ có thể tham khảo những bài cúng được chia sẻ ngay sau đây:
Chia sẻ thông tin thú vị về Gốm Đại Việt
Gốm Đại Việt – Địa chỉ uy tín, chất lượng hàng đầu hiện nay trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng. Theo đó, khách hàng biết đến Gốm Đại Việt không những bởi sản phẩm chính hãng mà còn bởi quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn, thiết kế tinh tế, ấn tượng và giá thành phải chăng. Đặc biệt, Gốm Đại Việt hiện nay còn mang đến người tiêu dùng đa dạng các loại sản phẩm phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.
Hiện nay, Gốm Đại Việt đang cung cấp và phân phối ra thị trường những sản phẩm nổi bật như:
- Đồ thờ Bát Tràng
- Bình hút tài lộc phong thủy
- Lộ lộc bình
- Tượng – đồ phong thủy
- Ấm chén Bát Tràng
- Bộ đồ ăn Bát Tràng
- Lọ hoa Bát Tràng
- Tranh gốm sứ
- Đèn sứ thấu quang
Gomdaiviet.vn với những chia sẻ trong bài viết trên đây chắc hẳn đã giúp các bạn có thêm những thông tin hữu ích về cách khấn khi đi chùa cũng như những lưu ý quan trọng khi đi chùa để không phạm phải những điều kiêng kỵ trong thờ cúng. Bên cạnh đó, nếu muốn tham khảo và chọn mua những sản phẩm gốm sứ Bát Tràng chính hãng, chất lượng và uy tín nhất, các bạn đừng quên ghé đến Gốm Đại Việt nhé!