thủ tục bỏ bàn thờ Thần tài cũ để thay bàn thờ Thần tài mới là công việc đòi hỏi các gia chủ cần thực hiện một cách cẩn thận và chu đáo. Tuy nhiên, cách bỏ bàn thờ Thần tài theo thủ tục nào là chính xác nhất và bao gồm những gì lại là điều không phải gia chủ nào cũng biết. Vậy để tìm ra lời giải đáp cho những thắc mắc này, các bạn hãy cùng đến với những chia sẻ chi tiết trong bài viết sau đây của cơ sở gốm sứ bát tràng đại việt nhé!
Thay bàn thờ Thần tài khi nào phù hợp?
Danh mục
Bàn thờ Thần tài chỉ nên thay khi gia chủ cảm thấy nó đã cũ hoặc bị mối mọt, chuột gặm nhấm và không thể tiếp tục sử dụng được nữa. Bên cạnh đó, bàn thờ Thần tài cũng nên được thay khi gia chủ di chuyển địa điểm thờ cúng đến nơi mới, cửa hàng mới hay công ty mới. Đặc biệt, để nhận được nhiều tài lộc, may mắn và phú quý, thuận lợi trong kinh doanh buôn bán, gia chủ cần thờ cúng với lòng thành tâm và sự tôn kính nhất.
Những lưu ý dành cho gia chủ khi thay bàn thờ Thần tài
- Hạn chế tối đa việc di chuyển và xê dịch bàn thờ Thần tài trong phạm vi lớn
- Chọn hướng kê bàn thờ đúng theo phong thủy và phù hợp với cung mệnh của gia chủ. Nếu hướng cũ của bàn thờ không mang lại cho gia chủ sự thuận lợi và tài lộc thì khi thay bàn thờ Thần tài mới, gia chủ nên kết hợp với việc xem lại hướng kê. Điều này chắc chắn sẽ mang đến gia chủ những sự khởi sắc mới cho công việc làm ăn kinh doanh mới.
- Gia chủ nên chọn ngày rằm hoặc mùng một để tiến hành làm thủ tục cúng lễ, báo cáo Thần Phật xin cho thay bàn thờ Thần tài mới.
- Kích thước bàn thờ Thần tài có thể lớn hoặc nhỏ tùy theo không gian thờ cúng của mỗi gia đình.
- Trong quá trình di chuyển bàn thờ Thần tài, gia chủ nên che bát hương, tượng Thần tài – Ông địa bằng tấm khăn đỏ và đặc biệt tránh để lộ thiên.
Bàn thờ Thần tài mới nên thay vào ngày nào là đẹp?
Không chỉ quan tâm đến cách bỏ bàn thờ Thần tài mà các gia chủ hiện nay còn rất chú trọng đến việc chọn ngày đẹp để thay bàn thờ Thần tài mới. Vậy thay bàn thờ Thần tài vào ngày nào đẹp, ngày nào tốt? Theo quan niệm trong thờ cúng, ngày được xem là ngày đẹp, tốt cần đảm bảo được những yếu tố cơ bản như sau:
- Không phạm với những ngày đại kỵ trong thờ cúng như ngày tam nương, sát chủ, ngày không vong,….Vì vậy, để tránh xa những ngày xấu thay bàn thờ Thần tài này, các gia chủ có thể tham khảo trong sách tử vi hoặc thông qua ý kiến của các bậc sư thầy,….
- Là ngày với tuổi cũng như cung mệnh của gia chủ
- Gia chủ tuyệt đối không không nên thay hoặc di chuyển cũng như xê dịch bàn thờ Thần tài vào những ngày trong tháng Cô hồn (tức tháng 7 âm lịch).
Thông thường, các gia đình sẽ chọn thay bàn thờ Thần tài vào những ngày cuối năm với hy vọng xua đi những điềm xui, không may mắn và vận hạn trong năm cũ để đón những điều tốt lành hơn vào năm mới. Tuy nhiên, việc thay bàn thờ Thần tài còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác trong gia đình đó là việc chuyển nhà hay do bàn thờ cũ, bị hư hỏng,…
Do vậy, cách bỏ bàn thờ Thần tài cũng như thời gian thay bàn thờ Thần tài không nhất thiết phải là những ngày cuối năm. Thay vào đó, các gia chủ hoàn toàn có thể lựa chọn ngày tháng phù hợp với tuổi và cung mệnh của mình để thay bàn thờ. Nhờ đó, gia chủ vẫn sẽ đón nhận được nhiều tài lộc và may mắn trong công việc kinh doanh, buôn bán của mình.
Thủ tục thay, bỏ bàn thờ Thần tài cũ chính xác nhất
Cách bỏ bàn thờ Thần tài là công việc yêu cầu sự tỉ mỉ, cẩn thận cũng như lòng thành tâm của gia chủ. Vì vậy, trong quá trình thay, bỏ bàn thờ Thần tài cũ, các gia chủ cần tuân thủ nghiêm ngặt và chặt chẽ theo từng bước.
Các bước thực hiện bỏ bàn thờ Thần tài cũ gia chủ có thể tham khảo như sau:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ đồ cúng lễ
- Gạo, muối, rượu
- Xôi, giò
- Mâm ngũ quả
- Trầu cau, nước trắng
- Thẻ nhang
- Tiền vàng
Bước 2: Giải bàn thờ Thần tài
Để thực hiện thủ tục này, gia chủ sẽ thực hiện vái 3 lạy liên tục trước bàn thờ Thần tài và khấn xin sự cho phép của các ngài để giải bàn thờ. Đồng thời, các gia chủ cần chuẩn bị mâm cơm đầy đủ để cúng ở bàn thờ gia tiên, thần linh trước khi thay bàn thờ Thần tài mới.
Với những đồ vật làm bằng gỗ, gia chủ nên hóa chúng thành tro rồi đem rải trực tiếp xuống khu vực ao, hồ, sông xung quanh nhà mình. Điều này có tác dụng đó là thể hiện sự trân trọng của gia chủ đối với những vật phẩm thờ cúng không được dùng đến nữa.
Bước 3: Hóa hoặc chuyển bát hương trên bàn thờ Thần tài
Đây chính là bước cuối cùng gia chủ cần làm trước khi chuyển sang nhà mới. Bên cạnh đó, gia chủ cũng cần sắp một mâm cúng để lễ tạ trời đất cũng như thần linh tại nơi mình sắp dời đi.
Khi cần chuyển bát nhang Thần tài sang một địa điểm mới, gia chủ sẽ dùng một tấm khăn bằng vải màu đỏ để che lại và hạn chế đến mức tối đa bát hương bị lộ thiên. Bởi theo tâm linh, bát nhang bị lộ có thể sẽ khiến cho các “vong” vãng lai nhập vào bát hương.
Bên cạnh đó, trong quá trình hóa giải bát hương, gia chủ cũng nên ghi nhớ một lưu ý vô cùng quan trọng đó là không được nhầm lẫn bát hương Thần tài với những bát hương khác trong gia đình.
Khi nén nhang cháy hết, gia chủ có thể đem chúng ra hóa cùng với tiền và vàng mã sau đó thả trôi theo bàn thờ Thần tài. Đây là bước có ý nghĩa quan trọng thể hiện sự thành kính và tôn trọng của gia chủ đối với những đồ vật thờ cúng.
cơ sở gốm sứ bát tràng đại việt cũ trên thực tế không phức tạp và rườm rà như bạn nghĩ. Đặc biệt khi tham khảo những chia sẻ trong bài viết trên đây của gomdaiviet.vn, các bạn lại càng thấy rõ hơn được điều đó. Đồng thời hy vọng rằng với những thông tin hữu ích mà gomdaiviet.vn đã mang đến sẽ giúp các gia chủ thực hiện các bước thay, bỏ bàn thờ Thần tài chính xác và đúng chuẩn nhất!