Nên bốc bát hương ở chùa nào tốt ?Quán sứ, Chùa Bộc, Phúc Khánh ?

Nên bốc bát hương ở chùa nào tốt ?Quán sứ, Chùa Bộc, Phúc Khánh ?

Bốc bát hương ở chùa nào tốt hiện nay là câu hỏi băn khoăn của rất nhiều gia chủ. Trong đó, ba chùa Phúc Khánh, Quán Sứ và chùa Bộc là sự lựa chọn tin cậy của nhiều gia đình trong việc thực hiện bốc bát hương. Vậy nên chọn chùa nào trong số ba địa điểm được gợi ý này? Cùng khám phá những chia sẻ thú vị mà đại lý gốm bát tràng đại việt sẽ mang đến trong bài viết sau đây để có thêm những thông tin chi tiết hữu ích nhé! 

Nên bốc bát hương ở chùa nào tốt ?Quán sứ, Chùa Bộc, Phúc Khánh ?
Nên bốc bát hương ở chùa nào tốt ?Quán sứ, Chùa Bộc, Phúc Khánh ?

Nên bốc bát hương tại nhà hay tại chùa ? 

Thực tế hiện nay, các gia chủ lựa chọn bốc bát hương tại nhà hay tại chùa đều được. Tuy nhiên, để yên tâm hơn, các bạn nên lựa chọn bốc bát hương tại nhà và mời thầy chùa, thầy pháp về để giúp đỡ. 

Yếu tố quan trọng nhất khi bốc bát hương đó chính là người trực tiếp thực hiện công việc này. Đó phải là người có tâm thanh tịnh, luôn luôn hướng thiện và lúc bốc, chân tay phải đảm bảo sạch sẽ. Bên cạnh đó, trước khi thực hiện bốc bát hương, người bốc có thể rửa tay bằng rượu hoặc nước ngũ vị để tẩy hoàn toàn uế tạp. 

Nên bốc bát hương tại nhà hay tại chùa ? 
Nên bốc bát hương tại nhà hay tại chùa ?

Nếu chọn bốc bát hương tại chùa và được nhà sư trực tiếp bốc là điều tốt nhất. Cùng với đó, các bạn cũng nên lưu ý rằng hầu hết các gia đình đều có suy nghĩ rằng sẽ đưa bát hương lên chùa vào cuối năm để nhờ sư thầy trực tiếp bốc. Tuy nhiên, vào thời gian này, sư thầy thực sự rất bận rộn và không có nhiều thời gian để có thể giúp các gia đình bốc hát hương hay viết tờ hiệu cho từng bát hương. 

Do vậy, việc này sẽ được thực hiện bởi các vãi trong chùa và mỗi ngày, các bà vãi sẽ bốc từ vài chục đến hàng trăm bát hương cho các gia chủ. Sau đó, những bát hương này sẽ được cất đi và đợi sư thầy về tụng kinh gõ mõ. Qua đó rất nhiều câu hỏi được đặt ra bốc bát hương ở chùa nào tốt trong đó có 3 chùa Phúc Khánh, Chùa Bộc và Quán Sứ

Bốc bát hương bàn thờ nên chọn chùa Phúc Khánh? 

Bốc bát hương bàn thờ nên chọn chùa Phúc Khánh? 
Bốc bát hương bàn thờ nên chọn chùa Phúc Khánh?

Chùa Phúc Khánh nằm tại địa chỉ: 382 phố Tây Sơn, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội. Ngôi chùa này được khởi lập từ thời Hậu Lê và hiện nay đang được quản lý bởi Giáo hội Phật giáo Việt Nam. 

Vào thời nhà Lê, Phúc Khánh được chọn làm ngôi chùa trực tiếp đào tạo các tăng tài cho Phật giáo nước ta. Tuy nhiên sau đó, chùa gặp hỏa hoạn lớn và gần như các công trình kiến trúc đều bị hư hỏng hoàn toàn. Theo một số tài liệu ghi chép lại, chùa Phúc Khánh thuở xưa có vị trí nằm trong khu vực diễn ra trận đánh Đống Đa diễn ra vào năm 1789. 

Bát hương men rạn cổ đắp nổi Bát Tràng

Đây chính là lý do khiến chùa bị tàn phá và đổ nát đến mức hoang tàn. Sau đó, chùa được nhà sư Chiếu Liên kêu gọi xây dựng lại nhờ sự hỗ trợ và giúp đỡ nhiệt tình của Đô đốc Trần Văn Lễ – người đã từng đưa quân vào ém trong chùa. 

Theo thời gian, chùa Phúc Khánh đã trải qua các lần trùng tu lớn vào các năm 1853, 1921, 1932, 1935, 1940, 1993, 1996 và 1998. Người trực tiếp cho thiết kế lại ngôi chùa và chọn nó làm cơ sở đào tạo tăng tài đó chính là Hòa thượng trụ trì Thích Trung Thứ.  l

Hướng dẫn cách bốc bát hương tại chùa Phúc Khánh 

Tham khảo và chọn mua bát hương 

Bát hương rồng đắp nổi men rạn Bát Tràng phi 20
Bát hương rồng đắp nổi men rạn Bát Tràng phi 20

Theo kinh nghiệm bốc bát hương của nhiều người hiện nay tại chùa Phúc Khánh, các bạn chỉ nên chọn mua bát hương mà không nên mua thêm các loại đồ vật khác như tờ bùa. Thủ tục bốc bát hương cũng rất đơn giản và nhanh chóng. Các bạn chỉ cần mang bát hương đến chùa và nói với các bà sãi là muốn bốc bát hương. Sau khi xong xuôi mọi việc, các bạn sẽ công đức theo tính chất tùy tâm. 

Theo lịch hẹn của các sư vãi trong chùa, đến ngày thì các bạn lên chùa để lấy bát hương mới đã được bốc. Lưu ý khi đến chùa đó chính là chùa chỉ mở cửa sau 7h sáng. Đồng thời, khi lên lấy bát hương, các bạn nên mang theo hoa quả tươi cùng tiền lẻ để đặt ở các ban 1 vòng chờ cho hương cháy bớt. 

Bát hương rồng đắp nổi dát vàng men rạn cổ phi 18
Bát hương rồng đắp nổi dát vàng men rạn cổ phi 18

Sau đó, các bạn sẽ xin lấy lại tiền lẻ vừa đặt để mang về đặt lên bàn thờ lấy lộc. Đặc biệt, khi về, các bạn nhớ đưa bát hương qua cửa chính, tuyệt đối không được đi cửa phụ mặc dù bát hương được bốc xong sẽ được để ở sân sau của chùa. 

Kinh nghiệm được chia sẻ khi bốc bát hương tại chùa Phúc Khánh 

Kinh nghiệm bốc bát hương chùa Phúc Khánh
Kinh nghiệm bốc bát hương chùa Phúc Khánh

Muốn nhờ sư thầy trực tiếp bốc bát hương cho gia đình mình, các gia chủ nên lên chùa vào buổi tối bởi ban ngày thường rất ít khi gặp được sư thầy. Cùng với đó, bát hương các bạn có thể vào trong chùa mua hoặc có thể mua ở ngoài nhưng nên mua sản phẩm do Việt Nam sản xuất. Các loại bát hương có nguồn gốc do người Việt Nam sản xuất chắc chắn sẽ khiến bạn yên tâm và hài lòng hơn so với những sản phẩm của có nguồn gốc từ Trung Quốc. 

Có nên Bốc bát hương tại chùa Quán sứ ?

Bốc bát hương tại chùa quán sứ
Bốc bát hương tại chùa quán sứ

Địa chỉ của chùa Quán Sứ

Chùa Quán Sứ nằm tại 73 phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Ngôi chùa này được khởi lập từ thế kỷ thứ 15 và người sáng lập đó chính là Vua Lê Thánh Tông. Hiện nay, chùa được quản lý bởi Giáo hội Phật giáo Việt Nam. 

Lịch sử hình thành của chùa Quán Sứ 

Địa chỉ chùa quán sứ
Địa chỉ chùa quán sứ

Vào thế kỷ 15, chùa Quán Sứ chính thức được xây dựng trên đất nguyên xưa ở phường Cổ Vũ chưa có chùa. Theo sách Hoàng Lê Nhất Thống Chí ghi chép lại, vào thời vua Lê Thế Tông, các nước Chiêm Thành và Ai Lao thường cử sứ giả sang Việt Nam để triều cống. Vì thế, nhà vua đã cho xây dựng riêng một tòa nhà gọi là Quán Sứ để tiện cho việc đón tiếp các sứ thần đến thành Thăng Long. 

Điều đáng nói ở đây đó chính là sứ thần của các nước này đều rất tôn sùng đạo Phật nên đã cho xây dựng thêm một ngôi chùa nữ ở vị trí nằm ngay trong khuôn viên Quán Sứ để thuận tiện hơn trong việc hành lễ của họ. Trải qua nhiều tháng năm, khu nhà Quán Sứ đã dần bị xóa đi dấu tích nhưng ngôi chùa thì vẫn còn tồn tại đến ngày nay. 

Đến năm 1934 Tổng hội Phật giáo tại Bắc Kỳ được thành lập và chọn chùa Quán Sứ làm trụ sở trung ương. Tiếp đó, đến năm 1942, chùa Quán Sứ đã được xây dựng lại theo bản thiết kế được đưa ra bởi hai kiến trúc sư đó là Nguyễn Ngọc Ngoạn và Nguyễn Xuân Tùng do Tổ Vĩnh Nghiêm phê duyệt. 

Cách lựa chọn bát hương đúng chuẩn 

Bát hương men rạn đắp nổi rồng dáng quả lựu Bát Tràng
Bát hương men rạn đắp nổi rồng dáng quả lựu Bát Tràng

Không chỉ băn khoăn về việc bốc bát hương ở chùa nào tốt, các gia chủ hiện nay còn rất quan tâm đến việc lựa chọn bát hương phù hợp cho bàn thờ nhà mình. Bởi bát hương là một trong những yếu tố có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong thờ cúng gia tiên. Do đó, gia chủ cần lựa chọn một cách cẩn thận, kỹ càng và chu đáo. 

Theo kinh nghiệm của nhiều người hiện nay, các gia chủ nên lựa chọn loại bát hương bằng sứ. Bởi các sản phẩm bát hương bằng đồng và gốm sứ là những dòng sản phẩm rất được khách hàng yêu thích và tin tưởng sử dụng. Đặc biệt, với bát hương gốm sứ, nó còn được làm hoàn toàn từ đất, nghĩa là mang mệnh Thổ. Do vậy, các sản phẩm bằng gốm sứ thường được xem là tượng trưng cho tinh hoa của đất trời

Bát hương men rạn đắp nổi sen phi 18 Bát Tràng
Bát hương men rạn đắp nổi sen phi 18 Bát Tràng
Bát hương men ngọc lục bảo rồng Bát Tràng phi 20
Bát hương men ngọc lục bảo rồng Bát Tràng phi 20

Không những thế, đất còn là môi trường ươm trồng, nuôi dưỡng, sinh trưởng và phát triển, nơi sinh ký tử quy của mọi sinh vật trên trái đất. Thổ có tác dụng nuôi dưỡng, hỗ trợ và tạo nên sự tương tác với những hành khác trong quan niệm phong thủy. Do vậy, bày trí bát hương gốm sứ mang tính Thổ trên bàn thờ sẽ giúp các gia chủ cũng như các thành viên  trong gia đình nhận được nhiều may mắn, tài lộc cũng như sự giúp đỡ của mọi người xung quanh. 

Chia sẻ những kinh nghiệm bốc bát hương tại chùa Quán Sứ

Kinh nghiệm bốc bát hương tại chùa quán sứ
Kinh nghiệm bốc bát hương tại chùa quán sứ

Chùa Quán Sứ là nơi được nhiều gia đình lựa chọn làm nơi thực hiện việc bốc bát hương. Vì vậy, đây cũng là một trong những gợi ý giúp các bạn yên tâm hơn khi thực hiện nghi lễ thờ cúng quan trọng này. Đến với chùa Quán Sứ, các bạn sẽ được các sư thầy hướng dẫn và giúp đỡ một cách tận tình để hoàn thành trọn vẹn nhất công việc quan trọng này. 

Bốc bát hương ở chùa Bộc với những kinh nghiệm thú vị 

Bốc bát hương tại chùa bộc
Bốc bát hương tại chùa bộc

Lịch sử hình thành của chùa Bộc

Chùa Bộc là ngôi chùa có từ thời Hậu Lê và với tên chữ là Sùng Phúc tự. Hiện nay trong chùa, tấm bia cổ nhất được ghi lại vào năm Vĩnh Trị nguyên niên dưới đời vua Lê Hy Tông, vị tăng lục Trương Trung Bá cùng với nhân dân nơi đây đã góp công sức cùng nhau xây lại ngôi chùa. 

Đến năm 1972, dưới đời vua Quang Trung, ngôi chùa đã bị cháy ngay trên nền cũ trong chiến dịch tết Kỷ Dậu giải phóng Thăng Long. Sau đó, chùa được cho xây lại một lần nữa và đổi tên thành Thiên Phúc tự cùng với đó là Bộc An nhằm mục đích quy y cho vong hồn các binh sĩ quân Thanh. 

Cách lựa chọn bát hương

Bát hương thần tài men rong
Bát hương thần tài men rong

Không chỉ có vấn đề bốc bát hương ở chùa nào tốt được quan tâm mà việc lựa chọn bát hương loại nào cũng rất được các gia chủ coi trọng. Theo đó, các bạn nên lựa chọn các loại bát hương bằng sứ bởi chất liệu này không những đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn mang lại sự trang trọng, linh thiêng cho không gian thờ cúng. 

Bát hương men rạn vẽ rồng lam cổ Bát Tràng phi 20
Bát hương men rạn vẽ rồng lam cổ Bát Tràng phi 20
Bát hương rồng men lam vẽ nổi phi 20 Bát Tràng
Bát hương rồng men lam vẽ nổi phi 20 Bát Tràng

Không những thế, bát hương gốm sứ được làm từ đất còn là tượng trưng cho mệnh Thổ, là tinh hoa của đất trời. Do vậy, bát hương bằng gốm sứ chính là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho mọi gia đình trong việc thờ cúng. 

Kinh nghiệm khi bốc bát hương tại chùa Bộc 

Nếu lựa chọn bốc bát hương tại chùa Bộc, các bạn có thể tự mua bát hương rồi đem lên chùa nhờ sư thầy hướng dẫn một cách cụ thể và chi tiết. Ngoài ra, nếu nhờ sư thầy trực tiếp bốc bát hương thì bạn sẽ để lại bát hương ở đây ít ngày để sư thầy làm thủ tục. Đến ngày hẹn, các bạn lên chùa Bộc và đưa bát hương đã được bốc mới về đặt trên bàn thờ nhà mình. Tuy nhiên, khi lên chùa đưa bát hương về, các bạn cũng cần làm theo những hướng dẫn mà sư thầy đưa ra để đảm bảo tính linh thiêng của bát hương. 

Kinh nghiệm bốc bát hương tại chùa bộc
Kinh nghiệm bốc bát hương tại chùa bộc

Chọn bốc bát hương ở chùa nào tốt chắc chắn không còn là câu hỏi có thể làm khó bạn sau khi tham khảo bài viết trên đây của gomdaiviet.vn nữa rồi phải không? Hy vọng các bạn sẽ tìm được ngôi chùa linh thiêng và yên tâm để thực hiện các thủ tục bốc bát hương một cách chính xác, hiệu quả và đúng chuẩn nhất nhé! 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *