Giao thừa là khoảnh khắc đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, là khoảnh khắc vô cùng thiêng liêng chỉ diễn ra một lần trong năm. Do vậy, vào thời khắc này, mọi người đều cầu nguyện những điều tốt đẹp và an lành nhất cho một năm mới đang đến. Đặc biệt, vào dịp này, các gia đình Việt thường duy trì một phong tục có ý nghĩa tâm linh vô cùng sâu sắc đó là tổ chức lễ cúng ngoài trời và đọc bài văn khấn đêm giao thừa ngoài trời và trong nhà lúc giao thừa.
Vậy lễ cúng này thực sự có ý nghĩa gì và bài văn khấn được sử dụng trong lễ cúng này có nội dung chi tiết, cụ thể ra sao? Chi tiết bài văn khấn đêm giao thừa ngoài trời của Đại lý gốm sứ Bát Tràng Đại Việt sẽ giúp bạn có được câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất.
Cúng đêm giao thừa ngoài trời với ý nghĩa là cúng ai?
Danh mục
Quan niệm dân gian xưa cho rằng mỗi năm, Ngọc Hoàng sẽ tiến hành thay mới toàn bộ quan quân trông nom công việc dưới hạ giới. Theo đó, người đứng đầu gọi là ông hành khiển – người chăm lo việc nhân gian cũng sẽ được thay mới sau một năm làm việc.
Do vậy, vào thời khắc giao thừa – thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, các gia đình Việt thường tổ chức lễ cúng để chào đón vị quan hành khiển mới cùng các vị phán quan – vị thần giúp việc đắc lực cho quan hành khiển. Trong đó, có tổng số 12 vị quan hành khiển và 12 phán quan sẽ thay nhau làm nhiệm vụ được thiên đình giao theo các năm.
Ý nghĩa của việc gia chủ tổ chức cúng giao thừa ngoài trời đó là vì mọi người thường tưởng tượng rằng trong phút cựu quan hành khiển bàn giao việc cho tân quan hành khiển luôn có rất nhiều quân đi và quân về. Tuy nhiên, đoàn quân này bằng mắt thường, con người sẽ không thể nhìn thấy và vì vậy, các gia chủ thường chuẩn bị một lễ cúng thật tươm tất, đủ đầy để tiễn đưa những vị thần đã cai quản mình trong năm cũ đồng thời đón vị thần mới xuống cai quản.
Đặc biệt, người xưa cũng quan niệm rằng việc tiếp quản công việc giữa các quan này sẽ diễn ra rất nhanh và khẩn trương. Do vậy, các vị thần không thể vào trong nhà để thưởng thức mâm cơm gia chủ đã chuẩn bị mà chỉ có thể dừng lại vài giây rồi đi hoặc chỉ kịp chứng kiến lòng thành của gia chủ.
Chuẩn bị chu đáo và đầy đủ cho mâm cơm cúng giao thừa ngoài trời
Với điều kiện cụ thể khác nhau của từng gia đình, gia chủ sẽ tiến hành chuẩn bị mâm cơm cúng với những món ăn, lễ vật sao cho phù hợp nhất. Tuy nhiên thông thường, mâm cơm cúng giao thừa ngoài trời luôn phải có đầy đủ những món ăn, lễ vật sau:
- Gà trống luộc nguyên con (có thể thay thế bằng chân giò luộc)
- Xôi gấc (hoặc xôi đỗ)
- Hoa tươi
- Trái cây tươi
- Chén nước lọc
- Bánh kẹo
- Rượu trắng
- Tiền vàng
- Nến hoặc đèn dầu
Sở dĩ gia chủ không cần chuẩn bị mâm cơm cúng giao thừa ngoài trời quá cầu kỳ, thịnh soạn bởi các vị thần đi về bàn giao công việc rất nhanh và khẩn trương. Do đó, thời gian dừng lại để thưởng thức mâm cơm của mỗi gia đình gần như là không có mà các vị thần chỉ kịp chứng kiến lòng thành mà gia chủ dâng lên. Vì vậy, mọi sự thành tâm của gia chủ trong việc chuẩn bị và thực hiện lễ cúng đều sẽ được các vị thần chứng giám.
Bài văn khấn đêm giao thừa ngoài trời ý nghĩa, đầy đủ và đúng chuẩn nhất
Cùng với việc chuẩn bị lễ cúng chu đáo cho đêm giao thừa, gia chủ chắc chắn không thể quên chuẩn bị bài văn khấn đêm giao thừa ngoài trời ý nghĩa và đúng chuẩn nhất để dâng lên các vị thần. Theo đó, để bày tỏ lòng thành kính của mình, các gia chủ có thể tham khảo bài văn khấn đêm giao thừa ngoài trời đầy đủ và chi tiết sau đây:
Cúng giao thừa – Nên cúng trong nhà hay ngoài trời trước?
Nên cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước chắc hẳn là câu hỏi băn khoăn của rất nhiều gia chủ hiện nay. Theo đó, các chuyên gia cũng như quan niệm người xưa cho rằng gia chủ cần thực hiện lễ cúng đêm giao thừa ngoài trời trước để “nghênh tân, tiễn cửu”. Nghĩa là lễ cúng này được thực hiện ngoài trời trước để đón quan hành khiển mới và tiễn quan hành khiển cũ theo sự phân công của triều đình. Vì vậy, sau khi lễ cúng đêm giao thừa ở ngoài trời được thực hiện xong, gia chủ mới tiến hành làm lễ cúng giao thừa trong nhà.
Nhà chung cư, gia chủ có phải tiến hành lễ cúng giao thừa ngoài trời không?
Trên thực tế, nhà chung cư thường có điều kiện không gian chật hẹp cùng với việc không có diện tích dưới mặt đất mà việc cúng giao thừa ngoài trời sẽ không được thực hiện. Thay vào đó, gia chủ sẽ tập trung vào việc cúng giao thừa trong nhà mà không nhất thiết phải thực hiện nghi thức cúng giao thừa ngoài trời. Tuy nhiên, nếu vẫn muốn thực hiện lễ cúng này, gia chủ có thể sử dụng sân của tòa chung cư để tiến hành mong muốn của mình.
Bên cạnh đó các gia chủ cần lưu ý rằng việc cúng giao thừa ngoài trời luôn luôn phải được thực hiện với khoảng không gian có trời và có đất. Vì thế, mâm cúng giao thừa ngoài trồi cần được đặt ở gần mặt đất nhất. Tuy nhiên, nếu cúng giao thừa trên nhà chung cư mình đang sinh sống thì không gian bày lễ sẽ cách xa nhau. Do vậy, đây thường không được gọi là cúng giao thừa ngoài trời theo đúng ý nghĩa trong tâm linh.
Cúng giao thừa ngoài trời cần chuẩn bị những gì, cách thực hiện ra sao và nên sử dụng bài văn khấn đêm giao thừa ngoài trời nào đầy đủ, ý nghĩa và đúng chuẩn nhất đã được gomdaiviet.vn chia sẻ đến các bạn trong bài viết trên đây. Hy vọng những kinh nghiệm cúng giao thừa này sẽ giúp các bạn có được lễ cúng trọn vẹn và thành tâm nhất!