Khi nhắc đến gốm sứ Bát Tràng, ta nghĩ ngay đến làng nghề truyền thống lâu đời với những sản phẩm tinh xảo. Qua bao nhiêu năm, làng nghề truyền thống ấy vẫn đứng vững nhờ việc đưa vào sản phẩm của mình những nét tinh hoa nhất của dân tộc Việt Nam. Là sản phẩm chất lượng không chỉ dành cho những người chơi nghệ thuật mà cả người bình thường cũng có thể nhận ra sự khác biệt lớn đó. Cùng Gốm Đại Việt tìm hiểu thêm nhé
Mua sản phẩm gốm sứ Bát Tràng tốt ở đâu ?
Đồ gốm sứ phong thủy Bát Tràng có tác dụng thế nào?
Những yếu tố ảnh hưởng đến giá thành gốm sứ Bát Tràng
Vậy, những nét đặc trưng riêng của gốm sứ Bát Tràng là gì? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Những đặc điểm nổi bật của sản phẩm gốm sứ Bát Tràng
Danh mục
Hiện nay, đa số các dòng sản phẩm gốm sứ Bát Tràng vẫn được sản xuất theo lối thủ công. Do vậy, nó mang tâm huyết và đôi bàn tay khéo léo của người thợ lành nghề được lưu truyền từ thế thệ này qua thế hệ khác.
Chính vì tính chất khác biệt của nguồn nguyên liệu tạo cốt gốm và sử dụng bàn xoay, thợ thủ công truyền thống. Đồng thời các loại men được sử dụng đặc biệt nên có thể nhận thấy gốm sứ Bát Tràng luôn có những nét rất riêng.
Cốt gốm sẽ được đưa lên bàn xoay và nặn bằng tay. Chính vì vậy, sản phẩm có hoàn chỉnh hay không còn tùy thuộc rất nhiều vào cảm nhận và kinh nghiệm của người thợ làm gốm. Tuy nhiên, một sản phẩm đạt chất lượng là phải có cốt khá dày, đặc và nặng tay.
Men được sử dụng ở đây là loại men tự nhiên, có màu hơi đục, màu ngà ngà và khi sử dụng thì an toàn cho cả thợ cũng như người dùng.
Người Bát Tràng còn sáng tạo ra một số loại men riêng biệt cho mình như men rạn, men ngọc được đánh giá về chuyên môn nghệ thuật rất cao và có nét độc đáo ấn tượng.
Một số loại men được dùng trong sản phẩm gốm sứ Bát Tràng
Gốm sứ Bát Tràng Men nâu
Đây là loại men đầu tiên và cũng được sử dụng phổ biến nhất trên các sản phẩm khác nhau của làng gốm. Màu sắc của men này là đậm hay nhạt còn tùy thuộc vào xương gốm. Hiện nay, người ta sử dụng men nâu trong trang trí âu, đĩa, chân đèn, thạp, chậu,…
Men nâu có đặc điểm là bề mặt có vết sần nhẹ, không bóng nen với các sản phẩm như bát, chén, ấm,… sẽ không được sử dụng nhiều. Với công nghệ ngày ngay, người ta còn đem kết hợp men nâu cùng với các màu sắc khác để tạo sự đa dạng trong hoa văn và các đường nét phong phú.
Gốm sứ Bát Tràng Men trắng ngà
Thông thường men này sẽ là màu trắng nhưng một số trường hợp thì nó lại ngả màu vàng ngà hoặc thậm chí là màu trắng sữa, trắng xám hay đục. Loại men này cũng là một trong những đặc điểm giúp tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm đồ gốm sứ Bát Tràng. Khi sử dụng, người thợ thủ công có thể sử dụng đơn thuần màu men trắng ngà hoặc phủ lên men nâu hoặc men lam.
Gốm sứ Bát Tràng Men rạn
Để có thể tạo nên loại men này thì phải nhờ đến đôi bàn tay khéo léo và kinh nghiệm của người làm gốm. Men được tạo ra do sự chênh lệch của độ co giãn giữa men và xương gốm. Chính vì vậy, nó khiến sản phẩm được tạo ra có nét rất đặc trưng. Các sản phẩm hoàn chỉnh nhìn màu sẽ hơi cũ, có hơi hướng hoài cổ và được đặc biệt ưa chuộng. Người ta còn gọi với tên khác là đồ gốm men cổ nhưng lại có giá thành rất phải chăng.
Gốm sứ Bát Tràng Men lam
Nếu phải kể đến những loại men lâu đời nhất ở làng gốm Bát Tràng thì chắc chắc phải có men lam. Men lam được cấu tạo từ oxit coban và men gốm. Màu chính của loại men này là màu xanh thuần túy. Tuy nhiên, người thợ có thể biến nó thành các tông màu khác nhau từ xanh nhạt cho đến xanh xẫm.
Với men lam, người thợ làng gốm sứ Bát Tràng chủ yếu dùng nó để làm các họa tiết trên đồ gốm, đặc biệt là các chi tiết hoa lá cành. Tuy nhiên, nếu các loại men khác có thể để trần thì men lam thường bắt buộc phải phủ lên đó một lớp men trắng bóng và thủy tinh hóa được sau khi nung.
Gốm sứ Bát Tràng Men ngọc
Ngoài việc sử dụng men để tráng đồ gốm, các thợ làm gốm còn sử dụng men ngọc cho việc tô, vẽ mây ở nhiều góc mảng. Hoặc một số trường hợp sử dụng để làm đế và cột dọc của long đình, hình nghê lư tròn. Men ngọc còn dùng trong công đoạn trang trí nổi chân trước tượng nghê, tạo mảng trang trí nổi.
Các phương pháp chế tạo men của làng nghề thủ công Bát Tràng
Phương pháp cổ điển: Đây là phương pháp rất lâu đời và thực hiện đa số cho các men sống. Công đoạn chế biến rất phức tạp và nó có thể có một số lỗi như men dễ bị lắng làm cho sản phẩm tạo ra lỗi.
Phương pháp chế tạo men Frit: Phương pháp này có ưu điểm là khi chế biến thì gốm sứ Bát Tràng có thể hạn chế được tối đa các yếu tố độc hại. Đồng thời, chế tạo men Frit còn có thể giúp thay thế các nguyên liệu đang dần khan hiếm ở làng gốm Bát Tràng.
Các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng là sự kết hợp tuyệt vời của tay nghề thủ công tinh xảo và các nguyên liệu, kỹ thuật hiện đại, thể hiện được nét đặc trưng riêng có của Bát Tràng và cả văn hóa dân tộc Việt Nam.