Bộ tam sự, ngũ sự trong tín ngưỡng của người Việt luôn là những vật thờ cúng có ý nghĩa vô cùng linh thiêng. Hơn thế nữa, vật phẩm thờ cúng này còn được xem là sợi dây liên hệ giữa thế hệ con cháu với ông bà, tổ tiên – những người đã khuất trong gia đình. Vậy để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của bộ đồ thờ tam sự, ngũ sự này trong thờ cúng, các bạn hãy cùng đến với những chia sẻ thú vị trong bài viết sau đây của gốm bát tràng trang trí đại việt nhé!
Tùy theo văn hóa của từng vùng miền cũng như điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà bàn thờ có thể được thiết kế to, nhỏ hay cách bài trí cũng hoàn toàn không giống nhau. Tuy nhiên, dù theo phong tục của vùng miền nào thì việc thờ cúng hay sử dụng đồ thờ cúng cũng cần tuân theo những nguyên tắc chung, cơ bản như: bàn thờ luôn luôn phải hội tụ đầy đủ yếu tố ngũ hành; ngày lễ, tết phải có mâm ngũ quả trên bàn thờ hay sử dụng câu đối, hoành phi, tam sơn, tam sự,..
Bộ tam sự gồm những gì ? ý nghĩa như thế nào ?
Bộ tam sự thờ cúng là bộ đồ thờ bao gồm 3 vật phẩm đó là: một lư hương – đôi chân nến (hoặc có thể là một lư hương) – đôi hạc thờ.
- Lư hương: Được sử dụng làm nơi đốt trầm tạo ra mùi thơm thanh khiết trong những ngày rằm, mùng 1 hay lễ, tết. Trong quan niệm tâm linh, mùi trầm hương được tạo ra thể hiện lòng thành cũng như sự thanh khiết cao quý. Không những thế, khói trầm hương được lan tỏa trong không gian thờ cúng còn mang lại tác dụng thanh lọc khí rất tốt. Cùng với đó, về mặt tâm linh, khói trầm hương còn có tác dụng giúp hóa giải hung khí và tăng thêm cát khí, sự hòa thuận trong gia đình và những điều thuận lợi trong sự nghiệp của gia chủ.
- Đôi hạc đứng trên lưng rùa: Hạc là một loài chim quý và thường xuất hiện cùng với hình ảnh của các vị thần tiên. Không những thế, hạc còn là loài chim tượng trưng cho sự trường thọ, cho khát vọng trường tồn và sự may mắn trong cuộc sống, công việc. Cùng với hạc, rùa trong văn hóa Việt được xem là linh vật với ý nghĩa biểu tượng cho tuổi thọ cũng như sự bảo vệ, che chở và giúp đỡ. Rùa trong phong thủy còn là linh vật giúp tạo nên sự liên kết, gắn bó giữa các thành viên trong gia đình. Do vậy, hình ảnh hạc đứng trên lưng rùa tạo thành một sự kết hợp hoàn hảo, tượng trưng cho sự gắn kết giữa đất và trời, giữa hai thái cực âm và dương.
- Đôi chân nến: Là một trong ba vật phẩm có trong bộ tam sự đặt trên bàn thờ, đôi chân nến có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Ngoài công dụng được dùng để thắp sáng tạo nên sự lung linh và uy nghiêm cho không gian thờ cúng, đôi chân nến còn mang ý nghĩa phong thủy hết sức đặc biệt. Theo đó, chân nến đặt ở phía bên trái bàn thờ là tượng trưng cho hành dương, tức là mặt trời. Ngược lại, chân nến đặt ở phía bên phải bàn thờ là tượng trưng cho hành âm nghĩa là mặt trăng. Do vậy, bàn thờ có đầy đủ âm – dương, nhật – nguyệt sẽ giúp cho vạn vật được sinh sôi nảy nở, tài lộc và may mắn được mang đến dồi dào.
Bộ Ngũ Sự gồm những gì ?
Bên cạnh bộ đồ thờ tam sự, các bạn còn có thể tham khảo bộ đồ thờ ngũ sự bao gồm 5 vật phẩm thờ cúng như sau: lư hương – đôi chân nến – đôi hạc trên lưng rùa. Vật phẩm thờ cúng trong bộ ngũ sự này cũng mang ý nghĩa tương tự như bộ đồ thờ tam sự được lựa chọn đặt trên bàn thờ gia tiên. Vì vậy, tùy theo nhu cầu cũng như điều kiện kinh tế và phong tục thờ cúng ở mỗi nơi, gia chủ sẽ lựa chọn được bộ đồ thờ phù hợp, ưng ý.
Tham khảo ý nghĩa tâm linh của bộ tam sự, ngũ sự trong thờ cúng gia tiên hiện nay qua bài viết trên đây của gomdaiviet.vn chắc hẳn đã giúp các bạn có thêm những thông tin vô cùng hữu ích. Hy vọng các bạn sẽ chọn được bộ đồ thờ tam sự, ngũ sự phù hợp để đặt trên thờ gia tiên tiên nhà mình, mang lại không gian thờ cúng linh thiêng và thành kính, trang trọng nhất nhé!