Việc thờ cúng Thổ Công được xem là một trong những nét đẹp văn hóa tốt đẹp và được giữ gìn qua bao thế hệ. Đây chính là cách để cho gia chủ thể hiện lòng biết ơn, sự tôn kính đối với các vị thần linh vì đã phù hộ cho gia chủ được bình an trên chính mảnh đất mình đang sinh sống. Thế nên, các gia đình thường thực hiện cúng Thổ Công trong các ngày rằm, mùng 1, lễ tết hay làm việc gì đụng chạm đến đất. Vậy cần chuẩn bị những gì để cúng Thổ Công hay cách viết sớ Thổ Công như thế nào? Cùng tìm hiểu rõ vấn đề này ngay dưới bài viết của cơ sở gốm sứ bát tràng đại việt nhé!
Tìm hiểu về Thổ Công là ai? Thờ Thổ Công có ý nghĩa như thế nào?
Danh mục
Chắc hẳn trong cuộc sống chúng ta thường được nhắc đến nhiều về cúng Thổ Công. Tuy nhiên cũng còn nhiều người chưa biết rõ bề Thổ Công là ai và tại sao cần phải thực hiện thờ cúng Thổ Công.
Thực chất theo quan niệm xưa của ông cha ta thì mỗi vùng đất đều có các vị thần trông coi, cai quản và bảo vệ. Theo đó, Thổ Công chính là vị thần trông coi khu đất, nhà cửa mà gia chủ sinh sống. Việc thờ cúng Thổ Công chính là cách để gia chủ thể hiện sự biết ơn đối với vị thần đã bảo vệ, trông coi cho nơi mà mình đang sinh sống. Bên cạnh đó, việc cúng Thổ Công cũng là để cầu mong cho vị thần này sẽ bảo vệ, phù hộ cho gia đình luôn được bình an, may mắn, hạnh phúc và xua đuổi tà ma.
Cách viết sớ Thổ Công như thế nào?
Để có thể thực hiện thờ cúng Thổ Công thì điều cần thiết mà gia chủ cần chuẩn bị là viết sớ cúng Thổ Công. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách viết sớ Thổ Công đúng chuẩn tâm linh.
Cách viết sớ Thổ Công được đánh giá là khá khó, không phải ai cũng làm được. Bởi sớ là thứ gia chủ cầu khấn và được Thổ Công báo lên Ngọc Hoàng nên cần phải viết chính xác. Bạn có thể đến chùa để nhờ các sư thầy viết sớ hộ rồi cung cấp thông tin, mong muốn của mình cho sư thầy điền vào là được. Bên cạnh đó, bạn có thể mua các sớ cúng Thổ Công được bày bán phổ biến ở các cửa hàng bán đồ thờ cúng. Tham khảo sớ cúng Thổ Công được sử dụng phổ biến như sau:
Sở cúng Thổ Công được sử dụng phổ biến
Lý do cần phải viết sớ Thổ Công?
Có thể nói, sớ Thổ Công là yếu tố quan trọng và cần thiết khi cúng Thổ Công. Theo quan niệm dân gian thì ngày 23 tháng chạp hàng năm thì Thổ Công ( ông Công ông Táo) sẽ cưỡi cá chép để về chầu Ngọc Hoàng. Theo đó, ông sẽ báo cáo với Ngọc Hoàng tất cả những việc xảy ra ở trần gian trong năm qua và ông cũng sẽ gửi đến Ngọc Hoàng các nguyện vọng, mong ước của gia chủ trong một năm mới, Thế nên, khi viết sớ có thể giúp Thổ Công báo cáo với Ngọc Hoàng, gửi chi tiết các thông tin và nguyện vọng của gia chủ.
Người nên viết sớ Thổ Công
- Sớ Thổ Công là việc nên làm của tất cả mọi gia đình, đặc biệt là những gia đình buôn bán, làm ăn, kinh doanh.
- Khi viết sớ sẽ giúp cho gia đình sang một năm mới có được công việc, cuộc sống hạnh phúc, bình an, may mắn và tài lộc hơn.
- Thời gian phù hợp để viết sớ cúng là ngày 23 tháng chạp.
Bàn thờ Thổ Công cần chuẩn bị những gì?
Các gia đình cần phải chuẩn bị đầy đủ những đồ vật cần thiết trong việc thờ cúng Thổ Công. Thông thường thì trên bàn thờ cần dùng những đồ vật chủ yếu bao gồm:
- Bát hương
- Lọ hoa
- Ống đựng hương
- Nậm rượu, chén thờ
- Tượng Thổ Công
- Ông cóc
- Mâm bồng
Chuẩn bị mâm lễ cúng Thổ Công
Để có thể thờ cúng Thổ Công thì các gia đình không thể thiếu đi việc chuẩn bị mâm lễ cúng. Đối với mâm lễ cúng thì tùy thuộc vào phong tục của mỗi địa phương hay điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà có sự khác biệt nhau. Tuy nhiên, về cơ bản thì mâm lễ cúng Thổ Công thường chuẩn bị đầy đủ những món như sau:
- Xôi ( xôi đậu, xôi gấc…)
- Gà trống luộc
- Thịt luộc
- Vàng mã, hương thơm
- Mâm ngũ quả
- Rượu trắng, nước trắng
- Gạo, muối
- Cá chép sống
Hướng dẫn cách vệ sinh bàn thờ Thổ Công
Bởi bàn thờ là nơi trang nghiêm của căn nhà nên cần phải vệ sinh cho khu vực thờ cúng luôn được sạch sẽ. Gia chủ cần chú ý cách vệ sinh bàn thờ Thổ Công như sau:
- Trước khi bắt đầu thực hiện lau dọn bàn thờ thì gia chủ nên thắp hương và thông báo cho Thổ Công, gia tiên biết.
- Trước khi vệ sinh bàn thờ Thổ Công thì gia chủ cũng cần phải tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo chỉnh tề, lịch sự. Còn nếu như không phải dọn vệ sinh vào dịp quan trọng như ngày lễ tết thì gia chủ cũng không cần phải lau dọn quá kỹ mà chỉ cần lau qua các vật phẩm thờ cúng, quét dọn bàn thờ.
- Khi lau bàn thờ thì không được dùng nước trắng bình thường mà nên dùng nước ngũ vị hương. Đây chính là loại nước được kết hợp từ nhiều loại thảo dược với hương thơm nhẹ nhàng. Nếu như không mua được nước ngũ vị hương thì gia chủ có thể dùng nước rượu gừng pha để thay thế.
- Chậu với khăn rửa, lau bàn thờ thì phải là đồ mới, sạch sẽ. Không dùng chung với các đồ dùng hàng ngày của gia đình.
- Người lau dọn bàn thờ Thổ Công phải là người trong nhà, không được để người ngoài lau dọn.
- Nên thường xuyên lau dọn bàn thờ cho không gian sống được trang nghiêm, sạch sẽ nhất và thể hiện sự hiếu kính với các vị thần linh.
- Nên lau dọn bàn thờ cẩn thận, tỉ mỉ để tránh gây đổ vỡ hay bị xê dịch đồ vật thờ cúng trong gia đình.
- Khi lau dọn bàn thờ thì các đồ vật phải được đặt lại đúng vị trí cũ
- Ở dưới bàn thờ không được để các đồ lặt vặt, linh tinh để giữ cho không gian thờ cúng luôn sạch sẽ, thông thoáng và trang nghiêm.
Bài viết của Gốm Đại Việt đã giúp bạn tìm hiểu rõ về nghi lễ cũng như cách viết sớ thổ công chuẩn nhất. Bên cạnh đó, nếu như bạn đang cần các vật phẩm để dùng cho việc thờ cúng Thổ Công thì hãy tham khảo các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng được cung cấp bởi gomdaiviet.vn. Tại đây có đầy đủ các loại đồ thờ cúng với chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng và giá cả phải chăng.