Trong ngày giỗ, bên cạnh việc chuẩn bị mâm cỗ cúng thì con cháu còn phải viết sớ cúng. Tuy nhiên, việc viết sớ cúng là một điều rất khó khăn với những người mới bắt đầu làm giỗ. Nếu bạn đang băn khoăn không biết cách viết sớ cúng giỗ cũng như việc chuẩn bị mâm cúng giỗ như thế nào thì hãy cùng đại lý gốm bát tràng đại việt tìm hiểu rõ ngay dưới bài viết sau nhé!
Ngày giỗ là ngày gì?
Danh mục
Đối với nhiều người thì vẫn chưa nắm bắt được nghĩa của ngày giỗ là gì? Thực hiện ngày giỗ bao gồm những phong tục, lễ nghi như thế nào? Ngày giỗ được biết đến là ngày mà những người trong gia đình sẽ tưởng nhớ đến những người thân đã mất. Ngày giỗ này sẽ thực hiện vào ngày mà người thân mất của những năm sau.
Thông thường thì cúng giỗ được chia thành hai loại chính là cúng giỗ trọng đại và cúng giỗ thường. Cụ thể như sau:
- Giỗ trọng đại: Đây là lễ giỗ dành cho những người mới mất ( ông, bà, cha mẹ,…)
- Giỗ thường: Đây là lễ giỗ dành cho những người có quan hệ xa hơn như: cụ, kỵ, chú, bác, cô, dì…
Theo truyền thống của người Việt ta thì lễ cúng giỗ thì được duy trì đến hết 5 thế hệ trong gia đình. Sang đến đời thứ 6 thì con cháu không cần phải thực hiện cúng giỗ nữa. Bởi lúc này những người đã mất có thể được siêu thoát hay đã được đầu thai sang một kiếp khác. Đối với ngày cúng giỗ này thì thường sẽ diễn ra hai lễ nghi chính là: lễ tiên thường ( lễ cúng được thực hiện trước ngày người mất qua đời) và Lễ chính kỵ ( thực hiện trong ngày mất).
- Lễ tiên thường: Lễ cúng được diễn ra trước lễ chính kỵ, khi này gia chủ sẽ thực hiện lễ cúng cáo giỗ để có thể mời người đã khuất hôm sau về đây để hưởng giỗ, bên cạnh đó sẽ xin phép thổ công cho vong linh của người đã mất đi vào nhà. Việc cáo giỗ chỉ cần thực hiện với giỗ trọng đại, còn giỗ thường thì không cần phải thực hiện bắt buộc.
- Lễ chính kỵ: Lễ cúng này thì gia chủ sẽ làm cơm để mời họ hàng, làng xóm đến dự đám giỗ.
Phong tục cúng giỗ có ý nghĩa gì?
Như vậy bạn có thể biết được cúng giỗ là gì? Tuy nhiên nhiều người cũng băn khoăn không biết ý nghĩa của lễ cúng giỗ này như thế nào? Có thể thấy, phong tục cúng giỗ đã được lưu truyền từ xưa cho đến nay. Đây là một nét đẹp truyền thống thể hiện cho tinh thần giữ trọng đạo, uống nước nhớ nguồn.
Theo đó, khi người đã mất đi, sau mỗi một năm đều được con cháu, người thân tổ chức lễ cúng giỗ. Với lễ cúng này mang đến ý nghĩa vô cùng sâu sắc, nó thể hiện cho sự tôn kính, tưởng nhớ và biết ơn sâu sắc đối với bề trên. Mỗi năm khi thực hiện cúng giỗ thì đều cầu mong cho bậc gia tiên đã mất được an ủi, được siêu thoát và được đầu thai.
Có thể nói, ngày cúng giỗ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng mà mỗi người dân Việt Nam ta vẫn còn lưu truyền qua bao thế hệ. Bởi vậy cho dù có đi đâu và có làm bất cứ điều gì thì con cháu cũng không quên thực hiện các nghi lễ cúng giỗ cho những người thân đã mất. Đây cũng là dịp để con cháu, họ hàng cùng nhau sum họp.
Mâm cơm cúng giỗ cần chuẩn bị những gì?
Việc cúng giỗ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Theo đó, điều quan trọng cần thực hiện trọng ngày cúng giỗ này là chuẩn bị mâm cơm cúng. Đối với mâm cơm cúng thì còn tùy thuộc vào nét văn hóa của mỗi vùng miền, địa phương và phong tục của mỗi gia đình mà có thể chuẩn bị những mâm cúng khác nhau. Cụ thể mâm cơm cúng giỗ của ba miền nước ta thường chuẩn bị như sau:
Đối với mâm cơm cúng giỗ miền Bắc
Như đã nói thì mỗi vùng miền đều sẽ có nét đặc sắc riêng về nét văn hóa ẩm thực. Theo đó, mâm cơm cúng của 3 biền cũng có sự khác biệt. Đối với mâm cơm cúng của người miền Bắc, các món thường được chuẩn bị bao gồm:
- Gà trống luộc
- Nem rán
- Xôi ( xôi gấc, xôi dừa, xôi đậu xanh…)
- Thịt luộc ( thịt lợn luộc, vịt luộc, gà luộc…)
- Canh măng nấu xương hay canh miến nấu lòng gà
- Rau xào
- Trứng gà luộc, cơm trắng
- Hương, hoa quả
- Nước lọc, rượu
- Canh củ quả
- Giò chả
Đối với mâm cơm cúng miền Nam
Mâm cơm cúng của người miền Nam cũng có nét rất riêng, là những món ăn chủ yếu đặc sắc của vùng miền này. Thông thường mâm cơm cúng người miền Nam bao gồm các món như sau:
- Canh khổ qua nhồi thịt
- Thịt kho tàu
- Giò heo hầm
- Cá lóc kho nước dừa
- Thịt lợn luộc
Bên cạnh đó còn một số món rau, xào nấu theo từng khẩu vị của mỗi gia đình
Đối với mâm cúng giỗ ở miền Trung
Những món ăn cúng giỗ của người miền Trung vô cùng đa dạng và có chút cầu kỳ. Bởi nó cũng có sự ảnh hưởng của nền văn hóa ẩm thực Huế. Thông thường mâm cúng giỗ miền Trung thường chuẩn bị như sau:
- Giò lụa, chả cốm, chả cá
- Thịt gà luộc
- Thịt quay
- Canh khổ qua
- Nộm rau củ
- Canh đậu và rong biển
- Xôi gấc
- Cá chiên
Hướng dẫn cách viết sớ cúng giỗ
Có thể nói, cúng giỗ là một phong tục có ý nghĩa vô cùng sâu sắc đối với người Việt ta. Bên cạnh những mâm cơm cúng thì gia chủ cần phải viết sớ để cúng giỗ. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách viết sớ cúng giỗ cho phù hợp với ý nghĩa tâm linh.
Theo đó, gia chủ có thể đến chùa mua hoặc có thể nhờ các sư thầy viết sớ cúng giỗ đầy đủ cho mình. Gia chủ chỉ cần cung cấp các thông tin cụ thể về người được cúng giỗ và các mong ước của gia chủ là được.
Bạn có thể tham khảo sớ cúng giỗ thường được dùng như sau:
Sớ cúng ngày giỗ hết
Những điều cần phải lưu ý khi thực hiện cúng giỗ
Không phải ai cũng biết cách cúng giỗ cho phù hợp với ý nghĩa trong tâm linh. Thế nên, khi thực hiện cúng giỗ bạn cần chú ý đến một số yếu tố cơ bản dưới đây:
Những lưu ý khi làm mâm cúng giỗ
Khi chuẩn bị mâm cỗ cúng thì cần phải chú ý một số yếu tố như sau:
- Mâm cỗ cúng không cần phải quá nhiều món mà chỉ cần chu đáo, tỉ mỉ và thành tâm.
- Các đồ cúng giỗ phải là đồ mới, sạch sẽ, không được nếm thử hay ăn trước khi cúng.
- Mâm cơm cúng không nên làm những món có liên quan tới đồ sống, đồ có mùi tanh
- Các bát đĩa dùng để đựng đồ cúng giỗ phải là bát đĩa riêng, không sử dụng chung với gia chủ. Tốt nhất gia chủ nên mua bộ bát đĩa để thờ cúng riêng, để ở nơi sạch sẽ riêng.
- Khi làm thức ăn thờ cúng thì không nên mua đồ cúng giỗ làm sẵn, đồ đóng hộp
Những lưu ý khi tổ chức cúng giỗ
Khi tổ chức cúng giỗ thì gia chủ cần chú ý đến một số yếu tố như sau:
- Trước ngày giỗ thì gia chủ nên mang lễ lên mộ để mời linh hồn của người đã mất về ăn giỗ. Đồng thời gia chủ nên sửa sang, quét dọn lại phần mộ
- Nên vệ sinh, lau dọn lại bàn thờ cũng như các đồ thờ để chuẩn bị cúng giỗ
- Khi cúng, phải thực hiện cúng thổ công trước rồi mới đến gia tiên. Chú ý phải cúng mời người hưởng giỗ trước, tiếp đến là gia tiên.
- Cần phải thắp hương liên tục cho hết lễ chính Kỵ của ngày hôm sau.
- Người đại diện thực hiện khấn, cúng giỗ thì cần phải ăn mặc trang nghiêm, lịch sự và tắm rửa sạch sẽ trước khi cúng.
Gốm Đại Việt vừa giúp bạn tìm hiểu rõ về cách viết sớ cúng giỗ. Mong rằng với thông tin chia sẻ trên có thể giúp ích cho bạn thực hiện các nghi lễ cúng giỗ chuẩn tâm linh, thể hiện được lòng thành kính với người đã khuất. Đồng thời, nếu như bạn đang có nhu cầu chọn mua đồ thờ cúng mới thì hãy liên hệ đến gomdaiviet.vn để được tư vấn và sử dụng sản phẩm chất lượng nhất nhé!