Để có thể tạo nên một sản phẩm gốm sứ hoàn chỉnh, chất lượng tốt thì phải trải qua rất nhiều công đoạn. Thông thường thì bất cứ loại gốm nào cũng được tạo thành bởi các yếu tố chính là “ Nhất Xương, Nhì Da, Thứ Ba Đến Lửa”. Đối với đồ gốm men rạn cũng tương tự như vậy, mỗi công đoạn đều được những người nghệ nhân thực hiện tinh tế, tỉ mỉ từ khâu chọn vật liệu, cách nhào nặn, canh chỉnh nhiệt độ… Tại bài viết của cửa hàng gốm sứ đại việt sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về các công đoạn hoàn thiện đồ gốm sứ men rạn nhé!
Quy trình sản xuất sản phẩm lọ đồ gốm men rạn Bát Tràng
Danh mục
- 1 Quy trình sản xuất sản phẩm lọ đồ gốm men rạn Bát Tràng
- 1.1 1. Tạo phần cốt gốm
- 1.2 2. Định hình sản phẩm mộc
- 1.3 3. Phơi sấy và sửa hàng mộc
- 1.4 4. Chuốt và đắp nổi các chi tiết
- 1.5 5. Nung gốm lần 1 ở nhiệt độ 700 độ C
- 1.6 6. Vẽ màu lên họa tiết
- 1.7 7. Bôi nến lên họa tiết
- 1.8 8. Tráng lớp men rạn
- 1.9 9. Nung lần 2 ở nhiệt độ 1200 độ C
- 1.10 10. Tạo nét men rạn nổi bật
- 2 Sản phẩm đồ gốm men rạn Bát Tràng có gì nổi bật?
- 3 Thông tin liên hệ
1. Tạo phần cốt gốm
Yếu tố đầu tiên để có thể tạo ra sản phẩm đồ gốm men rạn chính là tạo phần cốt gốm. Đối với gốm men rạn thì khi cầm chúng ta sẽ thấy rất nặng tay, độ dày lớn tuy nhiên khi bạn gõ vào lọ gốm thì lại phát ra tiếng kêu rất vang, trong trẻo chứ không bị “chì” như những loại gốm sứ kém chất lượng. Theo đó, để tạo ra được cốt gốm thì đất phải trải qua quá trình chọn lọc, xử lý, pha chế trong khoảng thời gian từ 3 – 6 tháng mới đạt chất lượng. Cụ thể các giai đoạn tạo cốt như sau:
Chọn đất
Loại đất đặc trưng được sử dụng để tạo nên sản phẩm gốm Bát Tràng chính là đất sét được lấy từ Trúc Thôn với đặc tính là có độ dẻo cao, hạt mịn, khó hòa tan trong nước và chịu được nhiệt độ lên đến 1650 độ C. Loại đất sét từ Trúc Thôn này có độ ngót (co lại) khi sấy khô rất lớn nên khi gia công đòi hỏi người nghệ nhân phải có linh nghiệm mới có thể căn chỉnh và cho ra những sản phẩm chất lượng nhất.
Đặc biệt, đối với việc tạo đồ gốm men rạn thì cần phải có sự chọn lọc kỹ lưỡng hơn. Theo người nghệ nhân hàng đầu Bát Tràng cho biết “ nguyên liệu đất sét được tuyển chọn kỹ lưỡng từ vùng đất linh thiêng – Đất tổ Hùng Vương. Đất sét trắng lấy ở Đông Triều – nơi có núi thiên Yên Tử và có được sự hòa quyện với nước sông Hồng phủ lên mình lớp men”.
Xử lý đất
Tiếp đến thì sẽ bắt đầu công đoạn xử lý đất, bởi trong đất có chứa nhiều tạp chất khác nhau. Thông thường, để xử lý đất thì các xưởng gốm sẽ có 1 hệ thống bao gồm 4 bể chứa được thực hiện theo trình tự lần lượt như sau:
- Bể đánh: Đây là bể được dùng để ngâm đất sét thô và nước (3 – 4 tháng). Với bể này thì đem đến tác dụng chính là làm cho đất phá vỡ kết cấu nguyên thủy và phân rã hòa lẫn với nước tạo thành một hỗn hợp dạng lỏng.
- Bể lắng (bể lọc): Tại đây, hỗn hợp ở trên sẽ được đem xử lý tiếp để đưa qua bể lắng. Khi để yên trong bể lắng này một thời gian thì đất sét có khối lượng nặng lắng xuống dưới, còn các tạp chất hữu cơ nhẹ thì sẽ nổi lên trên và sẽ được người nghệ nhân vớt bỏ đi.
- Bể phơi: Tiếp đến xưởng gốm sẽ sử dụng bể phơi để phơi đất trong vòng 3 ngày liên tục rồi chuyển sang công đoạn tiếp theo.
- Bể ủ: Tại đây, đất sau khi phơi sẽ được đem vào bể ủ với tác dụng chính là để khử oxit sắt và các tạp chất bằng cách lên men để có thể loại bỏ các vi sinh vật có trong đất. Đất càng được ủ lâu thì chất lượng của nó càng tốt.
Ngoài ra, tùy thuộc vào từng loại sản phẩm cao cấp hay bình dân mà nhiều xưởng gốm Bát Tràng sẽ pha thêm cao lanh theo công thức gia truyền. Từ đó giúp tăng độ bền xương gốm. Thế nên giá thành của các sản phẩm cũng sẽ cao hơn.
2. Định hình sản phẩm mộc
Tiếp đến thì sản phẩm sẽ được định hình dựa trên nhiều công đoạn. Để có thể tạo được dáng chuẩn thì hiện nay nhiều xưởng gốm Bát Tràng rất ít sử dụng kỹ thuật vuốt tay trên bàn xoay. Theo đó họ thường sử dụng phương pháp đổ rót “hồ đầy” vào các khuôn 2 mang hoặc nhiều mang tùy các sản phẩm khác nhau. Quy trình này yêu cầu về sự khéo léo, nhẫn nại của những người nghệ nhân. Bởi hồ phải được đổ “ hồ đầy” từ từ để cho không khí thoát ra ngoài, tránh hiện tượng “bọt khí” khiến cho tính thẩm mỹ cũng như chất lượng gốm sụt giảm.
3. Phơi sấy và sửa hàng mộc
Những khuôn đúc sau khi được đổ hồ xong thì sẽ được đem đi phơi nơi thoáng mát hoặc được sấy dưới bóng đèn sợi đốt để cho nước bốc hơi dần. Thông thường là để trong thời gian 4 giờ – 24 giờ tùy thuộc vào kích thước sản phẩm rồi tiến hành tháo khuôn.
Những sản phẩm hàng mộc được nghệ nhân đặt trên bàn xoay và sẽ được gọt cắt những chỗ thừa, bồi đắp những chỗ thiếu cho sản phẩm hoàn chỉnh. Nhất là ở phần đế và miệng của hàng mộc sẽ được gọt sao cho đạt được kích thước và có độ dày đồng nhất. Sau đó, hàng mộc sẽ được nghệ nhân đem rửa sạch lại để loại bỏ bụi bẩn, giúp cho bề mặt đạt độ nhẵn mịn nhất.
4. Chuốt và đắp nổi các chi tiết
Công đoạn tiếp theo là chuốt và đắp nổi cho sản phẩm gốm sứ. Công đoạn này đòi hỏi cao về tình tỉ mỉ, sự tinh tế của sản phẩm sao cho được sắc nét nhưng vẫn mềm mại, uyển chuyển nhất.
Tiếp đến là công đoạn đắp nổi các chi tiết để tạo sự khác biệt của dòng sản phẩm đồ gốm men rạn nổi tiếng của Bát Tràng. Tùy thuộc vào độ kỳ công mà sản phẩm có thể được đắp vài chục cho đến hàng nghìn những chi tiết khác nhau. Để có thể tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh, đẹp mắt, ấn tượng nhất thì giai đoạn này đòi hỏi phải được những người nghệ nhân có kinh nghiệm, tận tâm với nghề. Từ đó tạo nên được sản phẩm có chi tiết đẹp mắt, sống động nhất như: vảy cá, cánh hoa, lá cây…
5. Nung gốm lần 1 ở nhiệt độ 700 độ C
Sau khi sản phẩm đã được hoàn thiện phần thô này thì sẽ được đem đi nung ở nhiệt độ khoảng 700 độ C. Thành phẩm sẽ cho ra đồ gốm màu hồng nhạt rất đẹp mắt. Giai đoạn này cũng sẽ giúp cho xương gốm được định hình, chắc chắn hơn. Sau đó người nghệ nhân sẽ thực hiện phun một lớp men bóng để đảm bảo nước men được sáng bóng từ lớp da đầu tiên.
6. Vẽ màu lên họa tiết
Công đoạn tiếp theo sẽ được thực hiện là vẽ màu lên các họa tiết. Đây là một công đoạn khó nhất trong quá trình làm đồ gốm men rạn. Không phải bất kỳ người thợ làm gốm nào cũng có thể làm được công đoạn này mà đòi hỏi kinh nghiệm xử lý màu, khả năng thẩm mỹ và cảm nhận độ đậm nhạt của màu sắc chuẩn nhất.
7. Bôi nến lên họa tiết
Ở công đoạn này thì người nghệ nhân sẽ vẽ nến trắng lên họa tiết đã hoàn thành trước đó. Công đoạn này là để khi phun men bị hòa lẫn vào màu trên các họa tiết.
8. Tráng lớp men rạn
Tùy vào mỗi xưởng sản xuất gốm mà sẽ có những phương pháp tráng men riêng. Tuy nhiên cách làm phổ biến nhất vẫn là phun men, dội men lên bề mặt gốm kích thước lớn hay những loại gốm nhỏ thì nhúng men. Mỗi xưởng sản xuất sẽ có kỹ thuật pha men khác nhau được cho là “bí mật gia truyền”.
Sau khi sản phẩm được tráng men thì thợ gốm sẽ kiểm tra sản phẩm trước khi đem đi nung tiếp. Tại đây, những chỗ nào khuyết men thì thợ gốm phải quệt lại hoặc chỗ dư thừa phải cạo bớt đi để sản phẩm đồng đều nhất.
9. Nung lần 2 ở nhiệt độ 1200 độ C
Đồ gốm sứ sẽ được người nghệ nhân đem đi nung lần 2 ở nhiệt độ cao khoảng 1200 độ C. Công đoạn này hết sức quan trọng, quyết định đến chất lượng của gốm có đẹp hay không? Thế nên việc nhóm lò hết sức thiêng liêng, thường người thợ sẽ thắp ba nén nhang và thành kính cầu khấn thần lửa phù trợ. Quá trình nung này sẽ được người nghệ nhân canh, kiểm tra liên tục để đảm bảo gốm chín hoàn hảo, đạt chất lượng nhất.
10. Tạo nét men rạn nổi bật
Đây là công đoạn cuối cùng mà người nghệ nhân thực hiện để tạo nên sản phẩm đồ gốm men rạn hoàn chỉnh. Theo đó, khi gốm được đem ra khỏi lò nung, để gốm ấm ấm thì người thợ sẽ xoa một lớp mực len lỏi vào trong tận xương gốm rồi để khô tự nhiên. Cuối cùng thì đem rửa đi lớp mực thừa cho ra thành phẩm cuối cùng.
Trước khi đem sản phẩm đến tay người tiêu dùng thì người thợ sẽ kiểm tra lại chất lượng từng sản phẩm. Nếu sản phẩm nào không đảm bảo chất lượng như: màu không đều, bị sứt mẻ… thì sẽ bị loại bỏ.
Sản phẩm đồ gốm men rạn Bát Tràng có gì nổi bật?
- Các sản phẩm men rạn Bát Tràng đều có nét rạn hình ngũ giác, tam giác, tứ giác… khác biệt.
- Đồ gốm men rạn sẽ có cốt đày, nặng tay, màu sắc sáng bóng theo thời gian
- Đồ gốm men rạn thường được sử dụng làm đồ thờ bởi nó có sự hội tụ và cân bằng ngũ hành:
Thủy: Nước pha đất để nhào nặn, vẽ họa tiết trang trí
Thổ: Chất đất, chất men của gốm
Kim: Đồ tạo nên lò nung gốm, dát vàng, bọc đồng
Mộc: Làm từ tro trấu trong men
Hỏa: Lửa để nung đồ gốm
Gốm Đại Việt- Cơ sở cung cấp đồ thờ men rạn chất lượng nhất
Hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp sản phẩm đồ gốm trên thị trường. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng tốt, giá cả hợp lý thì đến với cơ sở gốm Bát Tràng Đại Việt là sự lựa chọn hoàn hảo. Đơn vị chúng tôi là xưởng sản xuất và phân phối gốm sứ Bát Tràng chất lượng uy tín hàng đầu nước ta.
Các sản phẩm đồ gốm men rạn tại Gốm Đại Việt đảm bảo chất lượng, được người nghệ nhân thực hiện thủ công theo quy trình đảm bảo. Đặc biệt sản phẩm không thông qua trung gian nên có mức giá tốt. Các khách hàng trên toàn quốc có thể đặt mua hàng, được giao hàng tận nơi.
Thông tin liên hệ
Xưởng sản xuất: 63 Thôn 3 Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
Điện thoại: 0969.919.669
Website: gomdaiviet.vn
Với những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn nắm bắt được quy trình sản xuất đồ gốm men rạn được thực hiện như thế nào? Các công đoạn được thực hiện một cách tinh tế, tỉ mỉ và đảm bảo chất lượng vượt trội. Để đặt mua hàng chất lượng thì mời quý khách liên hệ thông tin trên để được tư vấn chi tiết nhé!