Người Việt Nam có truyền thống thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ và thần linh trong gia đình. Thông thường mỗi năm các gia đình sẽ thực hiện việc thay chân nhang ( Chân hương ) từ 1 đến 2 lần nhằm mang đến may mắn cũng như mang ý nghĩa tâm linh. Vậy tại sao phải tỉa chân nhang và nên thực hiện nghi thức tỉa chân nhang khi nào, ra sao? Cùng Gốm sứ Bát Tràng Đại Việt tìm câu trả lời cho các thắc mắc trên thông qua nội dung bài viết sau đây.
Tại sao phải tỉa chân nhang?
Danh mục
Theo quan niệm của dân gian và Phật giáo bát hương là đồ thờ cúng không thể thiếu trong các gia đình. Chức năng chính của bát hương là cắm hương nhằm thờ cúng ông bà tổ tiên và Thần-Phật. Việc thắp hương là một nghi thức tín ngưỡng thờ cúng, nó giống như cách để con người giao tiếp với thế giới tâm linh. Hương cũng giống như cách kết nối giữa con người với Thần linh, Phật, Ông bà tổ tiên, người đã khuất. Chính vì vậy mỗi khi cần cầu xin, thông báo hay tưởng nhớ người đã mất, vào các dịp tết trong năm con người sẽ thực hiện thắp hương. Nghi thức này được thực hiện nhằm bày tỏ lòng thành kính cũng như cầu xin điều may mắn, cầu xin sự tha thứ hay thông báo một vấn đề gì đó.
Để bày tỏ lòng thành kính với ông bà tổ tiên cũng như Thần-Phật bàn thờ luôn phải giữ sạch sẽ, gọn gàng đúng theo tín ngưỡng thờ cúng của dân gian xưa. Chính vì vậy việc dọn bàn thờ và tỉa chân hương hàng năm là điều cần thiết mà các gia đình cần thực hiện. Không những thế việc tỉa chân hương còn mang đến nhiều ý nghĩa phong thủy và tâm linh. Theo quan niệm dân gian và phong thủy bàn thờ là nơi linh thiêng, tụ khí của các gia đình. Nếu bàn thờ không được dọn dẹp sạch sẽ, gọn gàng có thể ranh hưởng đến sinh khí trong gia đình từ đó dẫn đến các sự việc không may mắn. Cụ thể nếu bát hương quá đầy sẽ gây cản trở khí lưu chuyển, dễ gây nên tình trạng hỏa hoạn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như vận may của gia đình. Chính vì vậy việc tỉa chân hương là vô cùng quan trọng và cần thiết, các gia đình cần thực hiện.
Bát hương quá đầy, có quá nhiều chân hương và tàn hương đọng lại sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ, bát hương đầy khiến bàn thờ bị rườm rà, gây cảm giác bừa bộn. Không những thế việc có quá nhiều chân hương cũng khiến việc cắm hương mới gặp khó khăn. Lượng tàn hương quá nhiều có thể gây bụi bặm lên bàn thờ cũng như đồ thờ cúng. Chân hương quá nhiều còn dễ gây tình trạng cháy bát hương, tàn hương rơi xuống gặp vàng tiền giấy có thể gây cháy bàn thờ. Điều này không những gây lo lắng, nguy hiểm cho gia chủ mà còn mang đến điềm xấu.
Theo người xưa quan niệm bát hương quá đầy khiến những cây hương mới không được cắm xuống mặt tro. Điều này không những gây nguy hiểm mà còn làm mất đi sự linh ứng trong việc thắp hương. Chính vì vậy để đảm bảo tính thẩm mỹ, độ an toàn cũng như thể hiện lòng thành kính với đấng bề trên tốt nhất bạn nên dọn dẹp và tỉa chân bát hương hàng năm.
Nên tiến hành tỉa chân nhang khi nào, vào ngày nào trong năm
Theo quan niệm của Phật giáo việc thắp hương chính là cách để kết nối giữa thế giới tâm kinh với người đang sống. Chính vì vậy việc tỉa chân hương có thể thực hiện bất cứ lúc nào tùy theo nhu cầu của gia chủ. Thông thường tại các đền, chùa lớn có nhiều người lui tới thắp hương việc thay chân hương sẽ được thực hiện thường xuyên hơn. Vào các dịp như lễ, tết việc thay chân hương có thể tiến hành nhiều lần trong ngày do lượng hương thắp quá nhiều không còn chỗ cho khách tham quan thắp hương. Ở một số nơi để tránh tình trạng khói và hương quá đầy ngay khi khách cắm hương nhà chùa sẽ cho rút chân hương và hóa ở nơi hóa vàng.
Chính vì vậy các gia đình có thể thực hiện tỉa chân hương bất cứ lúc nào theo điều kiện và nhu cầu của mình. Thông thường việc tỉa chân hương tại các gia đình sẽ được thực hiện cùng với nghi lễ dọn dẹp bàn thờ vào ngày cuối năm. Vào ngày Tất niên các gia đình sẽ thực hiện dọn dẹp, lau, vệ sinh bàn thờ, bày biện ngũ quả, lễ vật cho Tết Nguyên Đán. Cùng với đó gia chủ trong nhà sẽ thực hiện tỉa chân hương, thay tro bát hương như cách tạm biệt năm cũ đón năm mới vạn sự như ý, thuận lợi, suôn sẻ. Hoặc các gia đình có thể thực hiện tỉa chân hương vào ngày 23/12 (Âm lịch) hay còn gọi là Tết Ông Công, Ông Táo hoặc các dịp giỗ chạp lớn trong năm.
Nghi thức thủ tục tỉa chân nhang đúng tín ngưỡng
Ông bà ta có câu “cẩn tắc vô áy náy”, bất cứ nghi thức, nghi lễ tâm linh, tín ngưỡng nào cũng cần lựa chọn giờ hoàng đạo, ngày lành tháng tốt để thực hiện. Bởi “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nên các gia đình nên lựa chọn ngày giờ đẹp để tỉa chân hương. Bạn có thể xem thầy nhờ chọn ngày hoặc chọn các ngày lễ, tết quan trọng trong năm để thực hiện.
Nghi thức tỉa chân hương không cần thực hiện quá rườm rà quan trọng nhất vẫn là lòng thành tâm. Theo quan niệm dân gian từ xa xưa việc tỉa chân hương cần được thực hiện bởi người đàn ông hoặc gia chủ trong gia đình. Trước khi thực hiện cần tắm rửa sạch sẽ, tẩy sạch bụi trần nhằm thể hiện lòng thành kính và không làm đắng bề trên phật ý. Nghi thức tỉa bát hương sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:
Gia chủ trong nhà cần tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc lịch sử, chỉnh tề, bày lễ vật gồm trái cây và hoa tươi lên bàn thờ sau đó thắp hương khấn vái xin phép các vị thần linh và tổ tiên được dọn dẹp bàn thờ và tỉa chân bát hương. Sau đó đợi đến khi hết tuần hương thì có thể tiến hành lau dọn, sắp xếp và tỉa chân hương.
Trong trường hợp gia chủ thay tro trong bát hương cần nhẹ nhàng rút hết chân hương ra. Sau đó đổ tro trong bát hương ra giấy hoặc khăn sạch, dùng khăn ẩm lau bát hương sau đó lau lại bằng khăn khô. Bạn đổ vào bát hương ⅓ lượng tro cũ sau đó đổ tro mới cho đầy bát hương. Trong trường hợp gia chủ chỉ tỉa chân hương thì chỉ cần rút hết chân hương ra sau đó gạt lớp tàn hương bên trên và giữ lại ⅔ lượng tro trong bát là được.
Khi thực hiện tỉa chân hương gia chủ cần lưu ý rút nhẹ nhàng từng cây hương ra, không rút cả nắm, không đổ chân hương ra. Đối với tro dùng cho bát hương phải dùng tro đốt từ rơm sạch, một số gia đình cẩn thận có thể dùng rơm từ lúa nếp. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng cát đã được rửa sạch, phơi khô để cho vào bát hương nếu không có tro. Khi lau bát hương có thể dùng nước sạch hoặc dùng nước thơm từ ngũ vị hương hay rượu gừng để tăng tính thanh tịnh.
Sau khi rút chân hương, lau bát hương và cho tro mới vào gia chủ đặt lại bát hương vào đúng vị trí cũ trên bàn thờ. Sau đó chọn 3 hoặc 5,7, 9 chân hương cũ cắm lại vào bát hương. Khi cắm hương cần chú ý cắm chụp các cây lại với nhau và cắm vào chính giữa bát hương. Cuối cùng gia chủ thắp 1 đến 3 que hương mới cắm vào bát và cúng vái yên vị là xong.
Nên thực hiện tỉa chân nhang bát hương ở bàn thờ nào?
Thông thường ở các gia đình sẽ bao gồm 2 bàn thờ là bàn thờ Gia tiên thờ ông bà tổ tiên, bà cô, ông mãnh và bàn thờ Thổ công thờ Ông Công, Ông Táo trong nhà. Tại một số gia đình hay nơi làm ăn kinh doanh, cửa hàng, trụ sở có thể thêm bàn thờ Thần tài, Ông địa. Ở một số gia đình theo Phật có thể thêm bàn thờ Phật. Việc thay bát hương có thể thực hiện ở tất cả các bàn thờ có trong gia đình.
Gốm Đại Việt vừa cung cấp lý do tại sao phải tỉa chân nhang khi nào cũng như cách tỉa và ngày tốt nên thực hiện nghi lễ này đến quý vị và các bạn. Để mua được các sản phẩm đồ thờ cúng, vật phẩm phong thủy, đồ trang trí được làm từ gốm Bát Tràng bạn có thể yên tâm liên hệ đến với Gomdaiviet.vn. Mong rằng bài viết mà Gốm Đại Việt vừa cung cấp đã mang đến các thông tin hữu ích tới quý vị và các bạn.