Ông Hoàng Bảy là một trong những nhân vật nổi tiếng trong tín ngưỡng thờ cúng tại Việt Nam. Hàng năm cứ sau Tết Nguyên Đán cũng như hội chính, người dân khắp nơi lại trở về dâng hương, dâng lễ tại Đền Ông Hoàng Bảy nhằm tỏ lòng thành kính và cầu xin may mắn. Tại bài viết sau đây Gốm sứ trang trí Bát Tràng Đại Việt sẽ cung cấp bài văn khấn Đền Ông Hoàng Bảy đúng chuẩn đến quý vị và các bạn.
Một số thông tin về Đền Ông Hoàng Bảy
Danh mục
Nguồn gốc Đền Ông Hoàng Bảy
Đền Ông Hoàng Bảy còn được biết đến với tên gọi Đền Ông Bảy Bảo Hà. Theo truyền thuyết dân gian kể lại Ông Hoàng Bảy chính là con của Đức Vua Cha. Sau này ông được giáng xuống nhân gian và trở thành con trai của một gia tộc họ Nguyễn. Sau này bởi có công đánh đuổi giặc từ Trung Quốc cũng như xuất thân phi phàm Quan Hoàng Bảy được lập đền thờ tại Bảo Hà, Lào Cai.
Ông Hoàng Bảy không chỉ giỏi cầm quân mà còn nổi tiếng phong lưu và ăn chơi. Nói đến Ông Hoàng Bảy người ta thường nói đến các trò chơi như tổ tôm, xóc đĩa, tam cúc,… Hiện tại với dân mê đề đóm, cờ bạc, cá độ đền Ông Hoàng Bảy là điểm đến không thể bỏ qua. Bên cạnh Ông Hoàng Bảy lúc nào cũng có 12 nàng tiên hầu cận. Ông Bảo Bảo Hà thường xuyên ngự đồng, khi ông lên đồng thường nhảy múa, hút thuốc, uống trà, ăn trầu.
Đi đền Ông Hoàng Bảy cầu xin gì?
Do các truyền thuyết về Ông Hoàng Bảy như thích vui chơi, hút thuốc, uống rượu, uống trà nên người đến xin lộc cũng thường xin những thứ liên quan đến các sở thích này. Thông thường người đi đền Ông Hoàng Bảy thường để lòng thành kính với công ơn của ông, ngoài ra xin may mắn, tài lộc, sức khỏe và bình an. Một số khác lại đến đây xin số đề để đánh đâu trúng đó. Trước đây đền Ông Hoàng Bảy còn là nơi buôn bán thuốc phiện. Một số giang hồ còn dâng thuốc phiện và đèn hút dâng lên ban thờ Ông. Sau này việc buôn bán hay dâng chấm cấm trong điện đã được cơ quan chức năng dẹp bỏ và kiểm soát.
Người ta vẫn thường hay nói lòng thành tâm là thứ lễ vật quan trọng nhất. Khi đi lễ tại đền Ông Hoàng Bảy bạn có thể sắp lễ tùy vào điều kiện tài chính cũng như cái tâm của mình. Tại đây bạn có thể cúng lễ chay hoặc lễ mặn tùy theo nhu cầu và điều kiện của mình. Cụ thể có thể chuẩn bị các lễ vật sau đây:
- Lễ mặn: Mâm xôi kèm gà trống luộc nguyên con
- Lễ chay: Rượu, bia, nước ngọt, hoa tươi, trái cây tươi, kẹo lạc, oản, thuốc lá, trà, vàng hương, nến, trầu cau tươi, tiền dương, 1000 vàng tím, 1000 vàng Bốn Phủ. Một cỗ ngựa tím cùng với minh nghi quần áo, mũ, hia
Bài văn khấn đền Ông Hoàng Bảy
Hiện nay có rất nhiều bản văn khấn đền Ông Hoàng Bảy trong các văn bảo sách, báo hay trên bài viết trên mạng internet. Gốm Đại Việt xin cung cấp một bản văn khấn chuẩn chỉnh được sử dụng phổ biến nhất đến quý vị và các bạn. Bài văn khấn bao gồm:
Gió nam thoảng đưa hương bay ngào ngạt
Bóng ác tà đã gác non tây
Trăng in mặt nước vơi đầy
Bảo Hà có tích xưa nay còn truyền
Quan Hoàng Bảy trần miền Bắc địa
Hợp binh hùng lục thuỷ Thao Giang
Quân cơ mưu lược luận bàn
Doan trung thường có hai hoàng vào ra
Quan Hoàng Bẩy Bảo Hà chính vị
Cùng tướng công đệ nhị Hoàng Hai
Can qua dâu bể biến dờ
Anh hùng xưa đã ra người cung tiê
Nhớ công đức lập đền phụng sự
Thổ, Mán, Nùng tiên nữ dâng hoa
Thú vui điếu khách bàn trà
Phong lưu thuốc cống Bảo Hà dâng ông
Hoàng hoa tửu khăn hồng gối xếp
Ngự tính tình phong nguyệt hoạ ca
Nhắn ai lên đất Bảo Hà
Nếm mùi phong nguyệt ấy là thần tiên
Cõi Bắc địa còn truyền cổ tích
Quan Bảo Hà thực đích trung quân
Sinh thời làm tướng trung thần
Tấc lòng yêu nước thương dân hãy còn
Dẫu bể cạn non mòn cũng quyết
Thử ra tài cho biết oai danh
Bao phen lẫm liệt tung hoành
Định an xã tắc đề binh cõi ngoài
Đất Lào Cai là nơi dụng võ
Quyết ra tay đội ngũ tiến công
Biên cương súng nổ đùng đùng
Sa trường sương núi máu sông chẳng nề
Đem quân về Thất Khê phòng thủ
Đền Bảo Hà lạc thú huê viên
Mãn tuần chiếu hạc hồi thiên
Tấm thân thoát lánh nghiệp duyên cõi trần
Bỗng một trận sầu vân ám kết
Hiện chân hình dạo Bắc hết Nam
Vui cùng nước biếc trăng ngàn
Tốt tươi quả lạ trăng vàng đìu hiu
Độ dân xã ngày Nghiêu tháng Thuấn
Cõi Việt Nam Bắc trấn oai danh
Từ bi cải dữ làm lành
Chọn người nữ tú nam thanh chấm đồng
Kẻ xuôi ngược dưới sông trên bộ
Ai khẩn cầu tế độ thì qua
Hoàng về trắc giáng điện toà
Hộ trì đệ tử vinh hoa thọ trường.
Bản văn khấn ông Hoàng Bảy
“Bảo Hà đất ấy phong quang
Thỉnh Ông Hoàng Bảy xe loan ngự về
Bắc Nam đôi sứ vào ra
Đồn rằng Ông Bảy Bảo Hà tối linh”
Khi nói về sự tích của ông, văn hát:
“Con ngôi Thượng Đế Đức Vua Cha
Giáng tại Sơn Lâm, trấn Bảo Hà
Diện mạo hồng hào so vẻ ngọc
Dung nghi tươi tốt khác nhường hoa”
Hay khi ông ngự vui, văn thường hát để ông ban thưởng:
“Ai lên Trái Hút Bảo Hà
Nếm mùi phong nguyệt ấy là cảnh tiên
Cỏ cây hoa lá tần ngần
Hoa đào năm ngoái mười phần kém xa
Ba gian tòa đá phủ rêu
Ai người có phúc được theo Ông Hoàng
Dang tay mở khóa động đào
Ai người dày phúc đưa vào quần tiên
Lâng lâng rũ sạch bụi trần
Một ngày bắc ghế nên duyên nợ nhiều”
Hay có cả những đoạn rất hay, độc đáo nói về các thú ăn chơi của Ông Bảy như xóc đĩa, tam cúc, tổ tôm…:
“Đĩa vàng bát ngọc bày ra
Bạn tiên trải chiếu long hoa tức thì
Phàm tâm tả hữu hồ kì
Ông Bảy xóc đĩa bốn bề xôn xao”
“Khi thanh nhàn Ông Hoàng giá ngự
Ngự về đồng dự hội tổ tôm
Màn hoa chắn gió đông nồm
Hiên loan bóng quế chiều hôm đánh bài
Ông Bảy ngồi khoan thai cách điệu
Sập công đồng trải chiếu long lân
Hương xông gấm vóc áo quần
Dang tay châu báu kim ngân đánh bài”
“Cuộc cờ xóa xóa bày bày
Ván bài tam cúc xưa nay tức cười
Pháo kia nổi hiệu lôi oanh
Tốt không bảo vệ giữ mình được sao
Người nay đợi lệnh Thiên tào
Giữ xe pháo mã điều vào giáp công
Xưa nay việc nước việc nhà
Giữ bền sĩ tốt ấy là thành công”
Và có hẳn một đoạn nói về thập nhị tiên nàng hầu cận ông:
“Lệnh sai thập nhị tiên nàng
Cô nào việc ấy sửa sang đứng hầu
Cô Cả pha nước trà tàu
Nhấp vào vừa ý gật đầu ban khen
Cô Đôi dâng bộ khay đèn
Xe ngà diện sứ móc tiêm nạm vàng
Cô Mười Hai trải chiếu chia bài
Tổ tôm chắn cạ nào ai dám bì
Thoi xanh vượt suối băng ngàn
Mười hai tiên nữ rước hoàng về dinh”
Lưu ý: Trước khi thực hiện nghi lễ cúng bạn nên học thuộc hoặc đọc qua bài văn khấn tránh vấp chữ khi làm lễ. Khi đọc văn khấn nên đọc rõ chữ, liền mạch, đọc thành tiếng, không nên đọc quá to sẽ ảnh hưởng đến người khác.
Một số lưu ý khi đi lễ Đền Ông Hoàng Bảy
Bạn có thể đi lễ Đền Ông Hoàng Bảy vào tất cả các dịp trong năm. Tuy nhiên có hai mốc thời gian mà mọi người thường xuyên lui tới Đền Ông nhiều nhất chính là: Sau Tết Nguyên Đán Âm lịch và vào lễ hội đền Ông Hoàng Bảy diễn ra vào ngày 17/7 Âm lịch hàng năm. Đây được xem là ngày sinh thần của Ông Hoàng Bảy nên quan khách khắp nơi thường đến dâng hương, dân lễ nhằm tỏ lòng thành kính và cầu xin may mắn-sức khỏe-bình an.
Tuy nhiên nếu bạn đi vào hai thời điểm này Đền Ông Hoàng Bảy thường rất đông du khách dễ dẫn đến tình trạng chen lấn, xô đẩy cũng như mất an ninh trật tự. Để tránh tình trạng này bạn có thể chọn các thời điểm khác trong năm để đi lễ Đền Ông Bảy Bảo Hà.
Gốm Đại Việt vừa cung cấp các thông tin về nguồn gốc, ý nghĩa, lễ vật cần chuẩn bị và văn khấn Đền Ông Hoàng Bảy đến quý vị và các bạn qua nội dung bài viết. Khi có dịp ghé qua Bảo Hà, Lào Cai bạn đừng quen ghé qua Đền Ông Hoàng Mười dâng hương tỏ lòng thành kính và cầu xin bình an cho bản thân và gia đình. Hy vọng bài viết mà Gốm Đại Việt vừa cung cấp đã mang đến các thông tin hữu ích đến quý vị và các bạn.