Bài văn khấn cúng cô hồn ngoài trời mùng 2 và 16 tháng 7 âm lịch chuẩn

Bài văn khấn cúng cô hồn ngoài trời mùng 2 và 16 tháng 7 âm lịch chuẩn

Theo truyền thống thờ cúng cũng như tín ngưỡng xưa người Việt Nam có tục lệ cúng cô hồn hàng tháng hoặc vào tháng 7 Âm lịch trong năm. Mục đích của việc cúng cô hồn chính là mong ma quỷ không quấy nhiễu đến gia đình mình. Để thực hiện nghi lễ cúng cô hồn các gia đình cần chuẩn bị lễ vật cũng như văn khấn cúng cô hồn ngoài trời cụ thể. Tại bài viết sau đây Gốm sứ Bát Tràng Đại Việt sẽ cung cấp chi tiết bài văn khấn cũng như lễ vật cần chuẩn bị cúng cô hồn đến quý vị và các bạn. 

Tục lệ cúng cô hồn tại Việt Nam

Theo quan niệm của các nước Á đông thì tháng 7 Âm lịch hàng năm chính là tháng của ma quỷ, cô hồn. Vào tháng này Diêm Vương sẽ cho mở của Địa ngục (Quỷ Môn Quan) để ma quỷ trở về dương thế. Thông thường vào tháng 7 các công việc quan trọng như cưới hỏi, xây nhà, khai trương, mua bán, đi làm ăn,… đều được hoãn lại nhằm tránh rủi ro hay xui xẻo. Theo các gọi của người Việt Nam đây chính là tháng cô hồn, người thân đã mất sẽ trở về nhận đồ đạc được con cháu hóa cho. Còn các cô hồn không được thờ phụng sẽ tràn ra đường, quấy nhiễu nhằm tìm ăn. 

Tục lệ cúng cô hồn tại Việt Nam
Tục lệ cúng cô hồn tại Việt Nam

Ma quỷ không có người thờ phụng còn được gọi là ma đói thường quấy nhiễu các gia đình nên cần làm lễ cúng cô hồn nhằm tránh tình trạng này. Từ mùng 2 đến ngày rằm tháng 7 các gia đình có thể thực hiện lễ cúng cô hồn tại nhà hoặc tại chùa. Tùy thuộc vào tục lệ của từng địa phương mà thời gian và lễ vật, văn khấn cúng cô hồn ngoài trời sẽ khác nhau. Tuy nhiên thông thường các gia đình sẽ tổ chứng cúng cô hồn vào ngày 15/7 âm lịch. Ngày này hay còn được gọi là ngày rằm tháng 7, ngày xóa tội vong nhân hay Lễ Vu Lan báo hiếu. 

Bộ đồ thờ thổ công - Men Rạn đắp nổi Rồng Bát Tràng Cao Cấp
Bộ đồ thờ thổ công – Men Rạn đắp nổi Rồng Bát Tràng Cao Cấp

Lễ cúng cô hồn không cần lễ vật quá long trọng hay mâm cao cỗ đầy, quan trọng nhất vẫn là lòng thành tâm của các gia đình. Vào tháng này bạn nên tích cực đi chùa nhằm tỏ lòng thành kính với ông bà tổ tiên cha mẹ, cũng cầu mong bình an cho gia đình, người thân. Lễ cúng cô hồn thường được thực hiện vào buổi sáng hoặc chiều tối và được thực hiện ngoài trời tại sân nhà hoặc sân chùa. Mục đích chính của lễ cúng này là cầu cho các oan hồn, cô hồn được siêu thoát không quấy nhiễu đến cuộc sống của gia đình và người thân trong nhà. 

Lễ vật cần chuẩn bị trong lễ cúng cô hồn

Như đã nói bên trên lễ vật cúng cô hồn không cần chuẩn bị long trọng hay mâm cao cỗ đầy. Tùy thuộc vào văn hóa, tập tục của từng địa phương cũng như điều kiện của từng gia đình mà bạn có thể chuẩn bị lễ vật cho lễ cúng cô hồn. Quan trọng nhất vẫn là lòng thành tâm cũng như tấm lòng của gia chủ hướng với các oan hồn, cô hồn chưa được siêu thoát. 

Lễ vật cần chuẩn bị trong lễ cúng cô hồn
Lễ vật cần chuẩn bị trong lễ cúng cô hồn

Thông thường lễ vật cúng cô hồn vào tháng 7 sẽ tươm tất hơn lễ cúng cô hồn hàng tháng. Về cơ bản lễ vật cúng cô hồn tại các địa phương tại Việt Nam thường bao gồm: 

  • Hoa tươi (hoa cúc hoặc hồng đỏ)
  • Trái cây tươi
  • Tiền vàng mã
  • Muối hạt sạch
  • Nước 
  • Canh khoai tây với xương
  • Một bát cơm trắng úp tròn
  • Một quả trứng luộc
  • Mía bỏ vỏ chặt thành khúc
  • Khoai lang
  • Một ít gạo tẻ
  • Hương thắp
  • Trầu cau tươi
  • Bánh kẹo các loại
  • Bỏng ngô, bỏng gạo, bim bim
  • Tiền lẻ

Bài văn khấn cúng cô hồn ngoài trời vào tháng 7

Ngoài các lễ vật cúng như trên gia chủ nên học thuộc hoặc đọc theo bài văn khấn sau đây khi thực hiện nghi lễ cúng cô hồn. Tùy thuộc vào từng địa phương hay thầy thực hiện lễ có thể áp dụng các bài cúng khác nhau. Một bài cúng cô hồn điển hình tại Việt Nam như sau: 

Bộ đồ thờ gốm sứ rồng nổi men lam vẽ tay Bát Tràng đẩy đủ
Bộ đồ thờ gốm sứ rồng nổi men lam vẽ tay Bát Tràng đẩy đủ

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con lạy Đức Phật Di Đà

Con lạy Bồ Tát Quan Âm

Con lạy Táo Phủ Thần quân Chính thần

Tiết tháng 7 sắp thu phân

Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà

Âm cung mở cửa ngục ra

Vong linh không cửa không nhà

Đại Thánh Khảo giáo – A Nan Đà Tôn giả

Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương

Gốc cây xó chợ đầu đường

Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang

Quanh năm đói rét cơ hàn

Không manh áo mỏng – che làn heo may

Cô hồn nam bắc đông tây

Trẻ già trai gái về đây hợp đoàn

Nay nghe tín chủ thỉnh mời

Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau

Cơm canh cháo nẻ trầu cau

Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh

Gạo muối quả thực hoa đăng

Mang theo một chút để dành ngày mai

Phù hộ tín chủ lộc tài

An khang thịnh vượng hòa hài gia trung

Nhớ ngày xá tội vong nhân

Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời

Bây giờ nhận hưởng xong rồi

Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần

Tín chủ thiêu hóa kim ngân

Cùng với quần áo đã được phân chia

Kính cáo Tôn thần

Chứng minh công đức

Cho tín chủ con

Tên là:………………………………

Vợ/Chồng:…………………………

Con trai:……………………………

Con gái:…………………………….

Ngụ tại:……………………………..

Một số lưu ý không thể bỏ qua khi cúng cô hồn 

Cúng cô hồn vào tháng 7 là một trong những nghi lễ lớn trong năm mà bạn không nên bỏ qua. Ông bà ta có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” việc cúng cô hồn vừa giúp gia chủ an tâm vừa giúp các oan hồn, cô hồn không quấy nhiễu đến cuộc sống của gia đình bạn. Trong quá trình cúng cô hồn bạn nên chú ý các lưu ý sau đây nhằm giúp việc cúng bái diễn ra suôn sẻ. Cụ thể: 

Một số lưu ý không thể bỏ qua khi cúng cô hồn
Một số lưu ý không thể bỏ qua khi cúng cô hồn
  • Gia chủ có thể cúng cô hồn vào tất cả các ngày trong tháng 7 chứ không nhất thiết phải là ngày rằm. Tuy nhiên tốt nhất nên thực hiện cúng từ ngày mùng 2 đến rằm. 
  • Khi chuẩn bị lễ vật cúng bạn nên hạn chế sát sinh các con vật, gia súc, gia cầm nhằm tích đức, mang đến điềm lành
  • Trong tháng cô hồn người yếu bóng vía nên hạn chế ra đường hay đến các khu nghĩa trang vào tối. 
  • Không nên treo chuông ở đầu giường, không nên chụp ảnh vào ban đêm
  • Các thành viên trong gia đình nên ăn chay, không nên sát sinh, làm việc thiện 
  • Không nên tổ chức các việc quan trọng như cưới hỏi, xây nhà, khai trương,… vào tháng 7
  • Không nên tự ý đốt tiền hay rải đồ ăn vào tháng này vì có thể khiến cô hồn, ma quỷ bu lại. 

Gốm Đại Việt vừa cung cấp bài văn khấn cúng cô hồn ngoài trời tháng 7 đến quý vị và các bạn qua nội dung bài viết trên đây. Để mang đến may mắn trong cuộc sống, làm ăn cho các thành viên trong gia đình bạn nên thực hiện nghi lễ cúng cô hồn tối thiểu 2 lần vào rằm tháng 1 và rằm tháng 7 trong năm. Mong rằng bài viết đã mang đến các thông tin hữu ích đến quý vị và các bạn. Để mua được các sản phẩm gốm Bát Tràng chính hãng với mức giá cả phải chăng bạn có thể liên hệ đến với Gomdaiviet.vn. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *