Giải đáp Bà cô tổ là ai ? Văn Khấn Bà Cô Tổ Ông Mãnh Đầy Đủ Chi Tiết

Bà tổ cô là ai ? Văn Khấn Bà Cô Tổ Ông Mãnh Đầy Đủ Chi Tiết

Bà cô tổ trong gia đình là ai? Bàn thờ bà cô tổ có gì đặc biệt và cúng bà cô tổ, gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ những gì? Bên cạnh đó, bài văn khấn bà cô tổ rằm tháng 7 nên chọn đọc bài nào đúng chuẩn nhất? Đây chắc hẳn là những băn khoăn của không ít gia chủ hiện nay. Vậy để giải đáp những thắc mắc này, các bạn hãy cùng đến với nội dung được chia sẻ trong bài viết sau đây bởi Cửa hàng gốm sứ Bát Tràng Đại Việt nhé! 

Bà tổ cô là ai ? Văn Khấn Bà Cô Tổ Ông Mãnh Đầy Đủ Chi Tiết
Bà tổ cô là ai ? Văn Khấn Bà Cô Tổ Ông Mãnh Đầy Đủ Chi Tiết

Giải đáp thú vị về bà cô tổ là ai? 

Bà cô tổ chính là người nữ giới trẻ trong dòng tộc không may chết sớm khi chưa lấy chồng (thông thường, thời gian mất của bà cô này từ 12 – 18 tuổi). Theo quan niệm trong tâm linh của người Việt thì bà cô này là người rất lưu luyến gia đình, dòng họ nên sau khi mất sẽ rất linh thiêng. Không những thế, bà cô này sau khi mất cũng chưa đi đầu thai mà sẽ ở lại để giúp đỡ và phù hộ cho con cháu ở trong nhà. 

Giải đáp thú vị về bà cô tổ là ai? 
Giải đáp thú vị về bà cô tổ là ai?

Cùng với đó, theo quan niệm xưa thì bà cô tổ sẽ có trách nhiệm đặc biệt với các cháu nhỏ và em bé trong gia đình, dòng họ đó. Ban đầu, bà cô tổ chỉ có trách nhiệm chính đó là phù hộ, lo cho con cháu trong nhà tránh khỏi những vận hạn, tai nạn hay bị tà ma quấy nhiễu. Tuy nhiên càng về sau, mọi người nhận thấy các bà cô tổ trong gia đình mình rất linh thiêng nên đã xin xỏ thêm bà phù hộ về đường làm ăn, công danh, sự nghiệp, tình duyên,….

Bàn thờ của bà cô tổ có gì đặc biệt? 

Quan niệm tâm linh của người dân Việt cho rằng bà cô, ông mãnh nếu cảm thấy “hợp” với người thân nào trong gia đình, dòng họ thì sẽ đi theo phù hộ độ trì cho người đó rất nhiều. Chính vì vậy, nếu gia chủ thờ cúng bà cô ông mãnh qua loa, không đến nơi đến chốn sẽ khó tránh khỏi sự quở phạt của bề trên. 

Bà cô ông mãnh trong gia đình lẽ ra cũng nên được thờ cúng cùng với tổ tiên nhưng theo quan niệm của dân ta, bà cô ông mãnh tuổi nhỏ nên chưa thể được hưởng hương hoa cùng các cụ đời trước. Cũng giống như trên trần thế, trẻ con khi đi ăn giỗ luôn được sắp xếp để ngồi riêng một mâm nên bà cô ông mãnh cũng được gia chủ thờ cúng riêng ở 1 ban thờ thấp hơn so với bàn thờ gia tiên, thần Phật. 

Bàn thờ của bà cô tổ có gì đặc biệt? 
Bàn thờ của bà cô tổ có gì đặc biệt?

Trong các gia đình, bàn thờ bà cô ông mãnh thường được đặt ở vị trí dưới gầm hương án của bàn thờ tổ tiên. Tuy nhiên, gia chủ cũng có thể chọn đặt trên cùng bàn thờ tổ tiên nhưng bát nhang thờ bà cô ông mãnh luôn phải được đặt thấp hơn so với bát hương thờ gia tiên 1 bậc. Cùng với đó, bàn thờ bà cô ông mãnh cũng được bài trí khá đơn giản, không mấy cầu kỳ. Gia chủ chỉ cần đặt bài vị (nếu có ảnh thì có thể chọn đặt ảnh), 1 bát nhang cùng với 1 hoặc 3 chén nước, đôi đèn, bình hoa,….

Ngày cúng bà cô ông mãnh thường được chọn vào ngày sóc vọng, ngày giỗ Tết giống thờ tổ tiên. Vì vậy, nếu người thực hiện nghi thức cúng lễ có vai vế ngang hàng với bà cô ông mãnh thì không cần lễ vật cúng mà chỉ cần lâm râm cúng trong miệng. Ngược lại, nếu là người có vai vế thấp hơn, thuộc hàng dưới, nhỏ tuổi hơn bà cô ông mãnh thì cần phải chuẩn bị lễ cúng chu đáo và khấn theo bài khấn cụ thể. Ngoài ra, khi gia đình gặp chuyện không may về sức khỏe hay kinh tế, gia chủ cũng có thể thực hiện lễ cúng bà cô ông mãnh để cầu mong sự phù hộ độ trì cho mọi chuyện chóng qua. 

Cúng bà cô tổ, gia chủ cần chuẩn bị những gì? 

Cúng bà cô tổ, gia chủ cần chuẩn bị những gì?
Cúng bà cô tổ, gia chủ cần chuẩn bị những gì?

Thông thường, bàn thờ bà cô ông mãnh trong gia đình sẽ có những vật phẩm thờ cúng như sau: 

  • Bài vị 
  • Đèn cầy hoặc có thể thay thế bằng một ngọn nến khi cúng lễ 
  • Một bình hương nhỏ
  • Ly nước hoặc ly rượu trắng đặt trên đài đặt ly rượu 
  • Đĩa trầu cau tươi 
  • Chén nước 

Hiện nay, các gia đình thường có quan niệm cúng bà cô ông mãnh vào ngày kỵ, dịp giỗ, lế Tết hay tuần tiết sắc vọng giống như thờ cúng tổ tiên. Theo đó, người trực tiếp thực hiện nghi thức cúng bà cô tổ thường là gia chủ hoặc người đã trưởng thành trong gia đình. Đồng thời, gia chủ chỉ cần lâm râm khấn trong miệng mà không cần thiết phải chuẩn bị lễ cúng. 

Bên cạnh đó, lập bàn thờ bà cô ông mãnh trong gia đình cũng là điều vô cùng quan trọng mà chắc chắn gia chủ không thể bỏ qua bởi những vong hồn này vô cùng linh thiêng. Vì vậy khi cúng, gia chủ phải thể hiện được sự thành tâm cũng như kính cẩn của mình để giúp những vong linh này được an ủi cũng như chứng giám cho lòng thành kính của gia chủ. 

Bài văn khấn bà cô tổ chi tiết và đúng chuẩn gia chủ có thể tham khảo 

Để khấn bà cô tổ trong ngày rằm tháng 7 cũng như một số ngày quan trọng khác trong năm, gia chủ có thể tham khảo bài cúng chi tiết và đúng chuẩn như sau: 

Nam mô a di Đà Phật !
Nam mô a di Đà Phật !
Nam mô a di Đà Phật !

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Đức Dương lai hạ sinh Di lặc Tôn Phật.
– Con kính lạy các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc Huynh Đệ, đương thượng Tiên linh và các hương hồn nội tộc ngoại tịch, bà tổ cô dòng họ ………… tại ………………..
Tạ thế ngày ………. phần mộ ký táng tại …………………….. , nay nhân ngày huý nhật chứng minh công đức.
Tín chủ (chúng) con là:……………………Ngụ tại ……………………..

Nay theo tuế luật, âm dương vận hành, con cháu tưởng nhớ ân đức Tổ Tiên như trời cao biển rộng. Hôm nay ngày …….. tháng …….. năm ………… , tín chủ con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật, hương hoa nước quả, thắp nén hương thơm, dâng lên trước án. Tín chủ con có lời kính mời các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, bà tổ cô, Bá Thúc, huynh đệ, Cô Di, Tỷ Muội, nam nữ Tử Tôn nội, ngoại, cúi xin các vị thương xót con cháu, phù hộ độ trì con cháu an khang, mọi bề thuận lợi, sự nghiệp hanh thông.

Bốn mùa không hạn ách, tám tiết được hưởng điềm lành phù hộ độ trì cho gia đình chúng con mạnh khỏe, bình an, có tài có lộc, giải vận giải hạn, giải tai, giải ách cho gia đình chúng con, cho gia đình chúng con được hòa hợp, làm ăn buôn bán có tài có lộc, đi sớm về trưa, đi trưa về tối, gặp chúng gặp bạn gặp vạn sự lành, cho cún con của con học hành tấn tới, văn hay chữ tốt, thi cử đỗ đạt, ngoan ngoãn biết nghe lời. cho chúng con nói có người nghe đe có người sợ, điều lành thì ở, điều dữ thì đi, vạn bệnh tiêu tán bách bệnh tiêu trừ.

Cho gia đình chúng con được mạnh khỏe, vui vẻ trẻ trung, sáng con mắt, chặt đầu gối. cho chúng con đi làm đi ăn, đi buôn đi bán đi học đi hành đi đâu cũng đều có người đưa, người đón, âm phù dương trợ, đi đâu cũng được thượng lộ bình an, đi đến nơi về đến chốn, mọi công việc đều thuận buồm xuôi gió, đầu xuôi đuôi lọt.

Chúng con người trần mặt thịt, đầu xanh tuổi còn trẻ, trẻ người non dạ, có những điều gì không phải thì con lạy trời lạy phật, lạy các vị thấn linh thiêng xá tội cho chúng con, phù hộ độ trì cho chúng con, chỉ đướng chỉ lối cho chúng con.
Tín chủ con lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong đất này cùng về âm hưởng, xin ban cho sức khoẻ đồi dào, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, nhất tâm kính lễ, cúi xin phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật !
Nam mô a di Đà Phật !
Nam mô a di Đà Phật !

Những thắc mắc về bà cô tổ là ai hay bài văn khấn bà cô tổ nên sử dụng bài nào đúng chuẩn nhất đã được gomdaiviet.vn mang đến các bạn lời giải đáp trong bài viết trên đây. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp các bạn cúng bà cô tổ trong gia đình một cách thành tâm và trọn vẹn nhất để nhận được sự che chở, phù hợp của bà nhé! 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *