Cách Viết Sớ Cúng Ông Công Ông Táo Bạn Nên Biết!

Lưu ý khi thực hiện cúng ông Công ông Táo

Việc cúng ông Công ông Táo được xem là một trong những nét đẹp văn hóa được lưu truyền qua bao đời. Trong ngày cúng ông Táo thì gia chủ cần phải viết sớ cúng ông Táo về chầu trời. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không biết cách viết sớ cúng ông Công ông Táo như thế nào? Để tìm hiểu rõ về nghi lễ thờ cúng này thì bạn đừng bỏ lỡ chia sẻ dưới đây của đại lý gốm bát tràng đại việt nhé!

Cách Viết Sớ Cúng Ông Công Ông Táo
Cách Viết Sớ Cúng Ông Công Ông Táo

Cúng ông Công ông Táo có ý nghĩa như thế nào?

Rất nhiều người băn khoăn không biết về ngày cúng ông Công ông Táo có ý nghĩa như thế nào? Theo quan niệm từ xưa đến nay, ông Công ông Táo được xem là cánh tay phải đắc lực của Ngọc Hoàng. Đây cũng là các vị thần có thể cai quản những công việc trong gia đình. 

Ông Công ông Táo chính là người trực tiếp mang sớ lên để dâng lên tâu Ngọc Hoàng để có thể trình báo về những công việc đã làm ở một năm qua và thay mặt cho gia chủ cầu xin những nguyện vọng của gia chủ trong một năm mới. Theo quan niệm thì vào mỗi dịp cuối năm hàng năm thì ông Công ông Táo sẽ về chầu trời để báo cáo với bề trên.

Cúng ông Công ông Táo có ý nghĩa như thế nào?
Cúng ông Công ông Táo có ý nghĩa như thế nào?

Như vậy để có thể tưởng nhớ đến công ơn của các vị thần này cũng như mong cho ông Công ông Táo có thể cầu xin điều tốt lành, phù hộ cho gia đình được hạnh phúc, bình an thì người dân Việt Nam ta đã tổ chức lễ cúng ông Công ông Táo. Từ đó, lễ cúng này trở thành tập tục văn hóa đẹp và không thể thiếu của mỗi gia đình Việt hàng năm. 

Có thể nói lễ cúng ông Công ông Táo là một nghi lễ quan trọng và bắt buộc mà các gia đình không thể bỏ qua trong dịp cuối năm. Theo đó, cho dù có công việc bận rộn thì người người, nhà nhà đều tất bật chuẩn bị lễ cúng hai vị thần này được tươm tất, trang nghiêm nhất.

Cúng ông Công ông Táo thực hiện vào ngày nào?

Có thể thấy việc cúng ông Công ông Táo là một nghi lễ hết sức quan trọng mà mỗi người dân Việt ta đều gìn giữ và phát huy qua bao thế hệ. Ngày cúng ông Công ông Táo này thường được thực hiện vào ngày 23 tháng chạp hàng năm. Về khung giờ thực hiện lễ cúng thì đẹp nhất là vào 9 -12h giờ trưa.

Tuy nhiên, một số gia đình cũng thường thực hiện lễ cúng vào trước ngày 23 tháng chạp. Điều này cũng không gây ra những ảnh hưởng gì. Thế nhưng bạn nên chú ý không được cúng ông Táo quá muộn, nhất là không được cúng sau 23 giờ ngày 23 tháng 12. Bởi thời gian này nếu thực hiện lễ cúng thì đã muộn và ông Công, ông Táo sẽ không kịp trở về để trầu Ngọc Hoàng.

Hướng dẫn cách viết sớ cúng ông Công ông Táo

Để có thể thực hiện cúng ông Công ông Táo thì điều quan trọng cần phải thực hiện là viết sớ cúng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách viết sớ cúng ông Công ông Táo cho đúng. Sớ cúng ông Công ông Táo này thì bạn có thể nhờ các thầy nho ở chùa viết hoặc bạn có thể mua mẫu sớ cúng được bán tại các cửa hàng bán đồ thờ cúng. Bạn có thể tham khảo bài mẫu sớ cúng ông Công ông Táo được sử dụng như sau:

Mẫu sớ cúng ông Công ông Táo

cách viết sớ cúng ông Công ông Táo
cách viết sớ cúng ông Công ông Táo

Vàng mã trong ngày cúng ông Công ông Táo

Khi cúng ông Công ông Táo thì bên cạnh việc cầu khấn thì bạn cần phải chuẩn bị vàng mã để cúng. Điều này vô cùng quan trọng mà gia chủ cần phải thực hiện. Thế nên bạn có thể tham khảo về cách chuẩn bị vàng mã để cúng ông Công ông Táo như sau:

Bộ Đồ Thờ Gia Tiên Đắp Rồng Men Rạn Nổi
Bộ Đồ Thờ Gia Tiên Đắp Rồng Men Rạn Nổi
  • Tiền vàng ( tiền âm phủ)
  • Mũ đội 3 cái ( 2 mũ của đàn ông và 1 mũ đàn bà). Khi chọn mũ đội cho 2 ông thì nên dùng loại có hai cánh buồm, mũ dành cho bà Táo thì không dùng loại có cánh buồm. 
  • Quần áo

Khi đã thực hiện cúng lễ xong thì gia chủ sẽ dùng vàng mã để đem đi đốt. Đối với bộ vàng mã dành cho ông Công ông Táo thì phải đốt cùng với bài vị cũ. Sau đó thì gia chủ sẽ lập một bài vị mới cho ông. Thời điểm hóa vàng phải được thực hiện trước lúc ông Công ông Táo cưỡi con cá chép để về chầu trời. Có nghĩa là bạn phải thực hiện hóa vàng trước 12 giờ ngày 23 tháng 12.

Mâm lễ cúng ông Công ông Táo gồm những gì?

Một trong những nghi thức quan trọng mà gia chủ cần chuẩn bị khi thực hiện cúng ông Công ông Táo chính là chuẩn bị mâm cỗ cúng. Tuy nhiên, mâm cỗ cúng của mỗi địa phương, vùng miền khác nhau đều có sự khác biệt. Theo đó, cũng tùy vào phong tục mỗi nơi hay điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà bạn có thể chuẩn bị mâm cỗ cúng phù hợp. Mâm cỗ cúng không cần quá thịnh soạn mà chỉ cần chân thành, thể hiện lòng thành của gia chủ. Vê cơ bản thì mâm cỗ cúng ông Công ông Táo thường chuẩn bị những đồ như sau:

Mâm lễ cúng ông Công ông Táo gồm những gì?
Mâm lễ cúng ông Công ông Táo gồm những gì?
  • Cá chép sống
  • Gạo, muối, trầu cau đặt mỗi thứ một đĩa
  • Gà luộc hoặc thịt luộc
  • Đĩa xôi ( xôi đậu, xôi lạc…)
  • Đĩa giò lụa
  • Hoa tươi
  • Tiền vàng
  • Mâm ngũ quả
  • Rượu trắng, trà xanh 3 hoặc 5 chén
  • Đĩa chè kho
  • Bánh chưng

Bên cạnh đó, các gia đình có thể tự chuẩn bị thêm một số món ăn theo sở thích hay phong tục của vùng miền. Có thể dùng thêm các món như: rau xào, canh miến…

Lưu ý khi thực hiện cúng ông Công ông Táo

Lưu ý khi thực hiện cúng ông Công ông Táo
Lưu ý khi thực hiện cúng ông Công ông Táo

Không phải ai cũng biết cách cúng ông Công ông Táo đúng theo phong tục. Khi thực hiện lễ cúng thì bạn cần quan tâm đến một số yếu tố như sau:

  • Khi thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo thì bắt buộc phải sử dụng đến cá chép. Bởi cá chép được xem là phương tiện để hai vị thần này có thể về trời để chầu Ngọc Hoàng. Con cá chép sau khi đem đi cúng xong thì sẽ mang đi hóa bằng cách thả xuống sông, suối, ao, hồ.
  • Có nhiều gia đình coi ông Công ông Táo là vị thần giúp cai quản trong các công việc bếp núc nên thực hiện mâm lễ cúng dưới bếp. Thực chất điều này là sai lầm mà nhiều gia đình mắc phải. Việc cúng ông Công ông Táo cần phải được tiến hành ở nơi trang nghiêm, sạch sẽ của căn nhà. Thế nên bạn tuyệt đối không được cúng vị thần này ở dưới bếp. Bởi ở dưới bếp thường bị ô nhiễm bởi khói, dầu mỡ, uế khí và không được sạch sẽ.
  • Nhiệm vụ của ông Công ông Táo khi lên chầu trời là sẽ báo cáo với Ngọc Hoàng những việc xảy ra của gia đình bạn. Thế nên khi cầu khấn ông Công ông Táo thì bạn nên xin ông có thể chiếu cố, báo cáo những điều tốt lành và không báo cáo những điều không tốt với Ngọc Hoàng.
  • Trước khi bắt đầu thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo thì gia chủ không được phép rút chân nhang bàn thờ ra. Gia chủ phải đợi thực hiện xong lễ cúng thì mới bắt đầu rút.
  • Khi thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo thì gia chủ phải chú ý mặc quần áo chỉnh tề, trang nghiêm, gọn gàng, lịch sự. Tuyệt đối không được mặc đồ mỏng manh, váy ngắn, đồ bó sát. Khi bắt đầu cúng gia chủ phải luôn vui vẻ để có thể tỏa ra được năng lượng tích cực nhất.
Bộ Đồ Thờ Thổ Công Men Rạn Nổi Bát Tràng
Bộ Đồ Thờ Thổ Công Men Rạn Nổi Bát Tràng

Những thông tin chia sẻ của Gốm Đại Việt có thể giúp bạn nắm bắt được các nghi lễ trong ngày cúng ông Công ông Táo. Đặc biệt là bạn có thể biết được cách viết sớ cúng ông Công ông Táo  chuẩn nhất. Từ đó có thể giúp bạn hoàn tất thủ tục cúng quan trọng này tốt nhất, nhằm cầu mong cho các vị thần phù hộ, bảo vệ cho gia chủ. Bên cạnh đó, các gia đình cũng cần phải lập bàn thờ ông Công ông Táo để phục vụ việc thờ cúng. Vậy nếu quý khách cần sử dụng các vật phẩm thờ cúng bằng gốm sứ Bát Tràng chất lượng thì có thể tham khảo các sản phẩm chất lượng đang được bán tại gomdaiviet.vn nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *