Rút bớt chân nhang là việc nên làm không chỉ giúp bát hương gọn gàng mà còn thể hiện lòng thành kính của con cháu. Tuy nhiên không phải ngày nào cũng như phương thức rút chân hương nào cũng hợp lý. Tại bài viết sau đây gốm sứ bát tràng cao cấp đại việt sẽ cung cấp các thông tin cụ thể về cách rút chân nhang bàn thờ thần tài đến quý vị và các bạn.
1. Cách rút chân nhang bàn thờ thần tài
Danh mục
Đối với người châu Á cũng như người Việt Nam thì lễ nghi phép tắc cũng như tín ngưỡng thờ cúng là điều vô cùng quan trọng. Chính vì vậy để thực hiện rút chân hương các gia đình cũng cần đặc biệt lưu ý. Trước khi rút chân hương cần phải làm lễ xin phép ông bà tổ tiên.
Thường thì các gia đình sẽ chuẩn bị lễ vật nhỏ như hoa quả tươi hay bánh kẹo để cúng vái xin ông bà cho rút chân nhang. Gia chủ trong nhà thắp hương khấn vái ông bà tổ tiên cũng như thần linh, thổ địa về ngày giờ thực hiện rút chân hương. Bình thường thì thủ tục này sẽ được diễn ra trước 1 ngày thực hiện rút chân hương.
Rút chân nhang khi nào ?
Từ xa xưa đến nay ngày Tết Ông Công Ông Táo ( 23 tháng 12 Âm Lịch) và ngày 30 Tết Nguyên Đán là thời gian thích hợp nhất để rút nhang bát hương. Bởi theo các thuyết xưa kể lại thì ngày 23 – 30 Tết, Ông Công Ông Táo sẽ về trời không còn ở nhà bạn nữa nên có thể rút chân hương. Chính vì vậy đây là khoảng thời gian thích hợp nhất để tiến hành rút chân nhang.
Đối với các gia đình có nhu cầu muốn cầu Kỳ quý thì cần chuẩn bị thêm một tấm khăn màu đỏ tươi trải lên bàn. Bàn trải khăn đỏ chính là nơi đặt bát hương, khám thờ cũng như bài vị.
Tỉa chân nhang vào ngày nào là tốt nhất ?
Gia chủ cũng cần phải lưu ý khi tiến hành tỉa chân nhang trên bàn thờ cần rút từng chân nhang một. Số chân hương để lại phải là các số lẻ bắt đầu từ 3 trở lên (3,5,7,9). Trong quan niệm xưa về thờ cúng thì các số chẵn thường không mang đến may mắn.
Sau khi rút chân hương gia chủ đốt hết phần chân nhang. Bạn cũng cần lưu ý tro đốt chân nhang nên được rải đều ở sông, trong vườn hay ở gốc cây. Sau khi thực hiện rút chân hương bạn có thể lau dọn bao sái ban thờ.
2. Văn khấn rút chân nhang bàn thờ thần tài
Văn khấn có mục đích là để xin phép gia tiên, thần tài, thổ địa, vào thời gian, ngày này, giờ này xin phép được tỉa chân hương và lau dọn bàn thờ. Trước khi rút chân nhang bàn thờ thần tài, quý vị đọc bài văn khấn sau:
Nam mô a di Đà Phật! ( 3 lần)
Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương
Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ con là:………………Ngụ tại:………………….
Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ X. (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại…… (nhà ở đâu, quê ở đâu thì thêm vào)
Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp (hoặc 30 tháng Chạp), con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ, chấp thuận.
Nam mô a di đà phật ( 3 lần).
3.Cách vệ sinh bàn thờ thần tài
Trong quá trình lau dọn bàn thờ thần tài, quý vị gia chủ cần 1 lòng nhất tâm, ăn mặc kín đáo đàng hoàng và rửa tay sạch sẽ bằng nước lã hoặc nước vị hương hay rượu pha gừng.
Tuyệt đối không sử dụng các loại khăn đã qua sử dụng để lau dọn bàn thờ thần tài vì sẽ làm ô éo chốn thờ cúng linh thiêng và con đường làm ăn của mình, quý gia chủ cứ tưởng tượng giống như lấy giẻ lau nhà lau lên mặt chẳng hạn.
- Chuẩn bị một chiếc khăn màu đỏ trên đĩa sau khi thay tro cũ ra ngoài quý gia chủ đặt tro cũ ngay ngắn lên khăn này.
- Lưu ý: Thay toàn bộ tro cũ ra ngoài không được để thừa tro cũ ở bên trong bát hương.
- Chuẩn bị một chiếc khăn lau mới, thấm chút nước lau sạch sẽ trong lòng bát hương sau khi đã bốc tro cũ ra.
- Để một lúc cho bát hương ráo nước và khô hẳn ( không được để bát hương ẩm vì sẽ làm tro vón cục ) rồi đổ tro mới vào
- Khi cắm chân nhang vào bát hương cần cắm chụm lại và cắm theo số lẻ vào bát hương
- Đặt lại bát hương về vị trí hướng đặt như lúc chưa dọn và lau dọn sạch sẽ bàn thờ thần tài.
4. Thay tro, thay cát bát hương thần tài
Khi tiến hành rút chân nhang bàn thờ thần tài bạn cũng nên thực hiện thay tro cho bát hương. Để thay tro cho bát hương gia tiên, bát hương thần tài cần thực hiện như sau:
- Chuẩn bị cát trắng sạch, tro nếp sạch, gạo nếp sạch. Khăn ẩm, khăn khô, khăn đỏ.
- Đầu tiên bạn cần đổ toàn bộ tro cũ trong bát hương ra bên ngoài. Sau đó bạn dùng khăn ướt lau sạch sẽ cả bên trong và bên ngoài của bát hương.
- Sau đó bạn sẽ lau khô bát hương hoàn toàn rồi mới cho tro và cát trắng vào. Nếu bát hương không được lau khô có thể dẫn đến việc tro trong bát hương bị bón cục lại.
- Sau khi tiến hành cho tro bếp hoặc cát trắng vào trong bát hương thì dùng chân nhang cũ để cắm vào bát hương. Số lượng chân hương cắm vào bát nhất định phải là số lẻ, thường thì người ra sẽ cắm 3 chân nhang. Sau khi hoàn thành các bước trên bạn cần vệ sinh lại một lần nữa và đặt bát hương vào đúng vị trí cũ trên bàn thờ.
Khi thực hiện thay tro bát hương bạn cũng nên tiến hành lau dọn và sắp xếp lại bàn thờ. Lưu ý gia chủ nên ăn mặc lịch sự, rửa tay hoặc tắm rửa sạch sẽ. Sử dụng khăn sạch để lau bàn thờ. Dùng nước gừng hoặc rượu gừng để làm sạch và lau dọn bàn thờ.
Gốm Đại Việt đã cung cấp đến quý vị và các bạn cách rút chân nhang bàn thờ thần tài thông qua nội dung bài viết trên đây. Qúy vị và bạn có nhu cầu mua đồ thờ cúng xin vui lòng liên hệ với gomdaiviet.vn để được tư vấn và hỗ trợ.
Chúng tôi hân hạnh mang đến các sản phẩm đồ thờ cúng với chất lượng đảm bảo và giá cả phải chăng. Đến với Gốm Đại Việt quý khách hàng có thể lựa chọn cho mình các sản phẩm với mẫu mã đa dạng cả về kích thước chất liệu lẫn màu sắc. Hãy để Gốm Đại Việt thay bạn thể hiện tấm lòng thành kính với cội nguồn của mình.
Thông tin liên hệ:
GỐM ĐẠI VIỆT
Website: www.gomdaiviet.vn
Add: Số 36 Thôn 3 , Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội.
Hotline: 0969919669