Bàn Thờ Thổ Công Gồm Những Gì là đầy đủ và đúng nhất ?

Bàn Thờ Thổ Công Gồm Những Gì là đầy đủ và đúng nhất ?

Thờ cúng thần linh là một trong những tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp tại Việt Nam. Một trong những tục lệ và vị thần được tất cả các gia đình thờ cúng chính là bàn thờ Thổ Công trong gia đình. Đây được xem là người quán xuyến công việc bếp núc, đất đai và buôn bán trong gia đình. Cùng Gốm sứ Bát Tràng Đại Việt tìm hiểu thêm thông tin về cách thờ cúng Thổ Công trong nhà thông qua nội dung bài viết sau đây. 

Bàn Thờ Thổ Công Gồm Những Gì là đầy đủ và đúng nhất ?
Bàn Thờ Thổ Công Gồm Những Gì là đầy đủ và đúng nhất ?

Vị trí đặt bàn thờ Thổ Công theo quan niệm xưa

Việc thờ cúng Ông Công là một tục lệ và tín ngưỡng thờ cúng có từ ngàn đời tại Việt Nam. Thổ Công hay còn được gọi là Ông Công là vị thần canh giữ ở mỗi gia đình. Bàn thờ Ông Công được sử dụng nhằm thờ cúng 3 vị thần cai quản trong gia đình bao gồm: 

  • Thổ Công là người trong coi việc củi lửa, bếp núc trong gia đình
  • Thổ Địa là người trong coi đất đai, nhà cửa, vườn tược trong gia đình
  • Thổ Kỳ là vị thần trông coi, quán xuyến việc chợ búa cũng như các sinh vật sống trong gia đình. 

Tục lệ thờ cúng Ông Công bắt nguồn từ câu chuyện kể về gia đình với 2 ông Táo và 1 bà Táo canh giữ đất đai, bếp núc trong gia đình. Mỗi vị thần chịu trách nhiệm cũng như giữ nhiệm vụ về một vấn đề riêng. Thổ Công là người cai quản việc bếp núc trong gia đình nên vị trí thích hợp nhất để đặt bàn thờ Thổ Công chính là trong gian bếp. 

Vị trí đặt bàn thờ Thổ Công theo quan niệm xưa
Vị trí đặt bàn thờ Thổ Công theo quan niệm xưa

Đặt bàn thờ Ông Công trong nhà bếp giúp việc củi lửa, bếp núc trong gia đình được cai quản và vận hành tốt hơn. Bếp cũng đại diện cho sự sung túc, ấm no trong gia đình, nếu đặt bàn thờ ông Thổ Công tại đây sẽ mang đến sinh khí cho gian bếp cũng như cả gia đình. Từ đó giúp cuộc sống hòa thuận, bình an, làm ăn thuận lợi, sức khỏe dồi dào. 

Bàn thờ Ông Công nên đặt tại vị trí trang trọng, cao ráo trong nhà bếp. Tốt nhất bạn nên đặt bàn thờ Ông Công trên tủ bát, tủ bếp cách trần nhà một khoảng cách nhất định tránh sát trần có thể gây đen trần khi thắp nhang. Hoặc có thể đặt tủ bếp có khoang thờ luôn. Tránh đặt bàn thờ Ông Công đối diện với nhà vệ sinh, nhà tắm, phòng ngủ, cửa chính, cửa bếp, những nơi bẩn thỉu, ồn ào,…

Bộ đồ thờ men rạn vẽ men lam cổ Bát Tràng
Bộ đồ thờ men rạn vẽ men lam cổ Bát Tràng

Bên cạnh đó gia chủ có thể căn cứ vào cung mệnh tuổi tác của mình để lựa chọn hướng đặt bàn thờ Ông Táo phù hợp. Người có mệnh Đông tứ trạch có thể chọn các hướng như: Đông, Nam, Bắc, Đông Nam. Người thuộc Tây tứ trạch nên chọn các hướng như: Đông Bắc, Tây Nam, Tây, Tây Bắc. Các hướng tốt sẽ giúp xua đi vận hạn, thu hút sinh khí, may mắn, tài lộc cho gia chủ. 

Vị trí đặt bàn thờ Ông Công hiện nay

Người xưa có tục lệ đặt bàn thờ Ông Công tại gian bếp trong nhà. Ngày nay Bàn thờ Ông Công thường được đặt chung với bàn thờ gia tiên hoặc bàn thờ Thần tài nhằm tiết kiệm diện tích. Bàn thờ Ông Công thường được đặt trên cao so với bàn thờ gia tiên trong gia đình. Hoặc có thể đặt bàn thờ Ông Táo cùng với bàn thờ Ông Địa, Ông Thần tài. Cụ thể: 

Vị trí đặt bàn thờ Ông Công hiện nay
Vị trí đặt bàn thờ Ông Công hiện nay
  • Trong trường hợp Ông Công được đặt cùng bàn thờ Ông Địa và Thần tài thì cả ba vị thần này phải đứng ngang hàng với nhau. Trong đó bàn thờ Thần Tài và Thổ Địa sẽ được đặt về bên phải và Thổ Công sẽ được đặt bên trái. 
  • Đối với trường hợp đặt Ông Công cùng với bàn thờ gia tiên cần sắp xếp theo nguyên tắc nhất định. Bàn thờ có 3 bát nhang trong đó bát ở giữa cao nhất được dùng thờ Ông Công, ông Táo. Bát hương bên phải chính là bát nhang thờ tổ tiên, gia tiên. Bát hương bên trái thấp hơn được dùng thờ ông mãnh, bà cô, cô cậu trong gia đình. 

Bộ đồ thờ cúng chung cư men rong vẽ sen S2 Bát Tràng

Bộ đồ thờ thổ công men rạn cổ đắp nổi Rồng Bát Tràng S3
Bộ đồ thờ thổ công men rạn cổ đắp nổi Rồng Bát Tràng S3

Những vật phẩm cần có trên bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa, Gia tiên

Bàn thờ Thần Tài – Thổ địa gồm những gì ?

Thờ cúng Thần tài – Thổ địa là một trong những truyền thống tín ngưỡng được nhiều gia đình lựa chọn. Bàn thờ Thần Tài – Thổ địa thường được đặt tại các công ty, cửa hàng, văn phòng, nơi kinh doanh, làm ăn nhằm mang đến may mắn và tiền tài. Trên bàn thờ Thần Tài – Thổ địa thường có các vật phẩm thờ cúng sau: 

Bộ đồ thờ thần tài men rạn đắp nổi Bát Tràng
Bộ đồ thờ thần tài men rạn đắp nổi Bát Tràng
  • Tượng Thần tài – Ông địa
  • Bát hương
  • Kỷ chén thờ 
  • Đèn thờ
  • Mâm bồng
  • Lọ hoa 
  • Ống hương 
  • Nậm rượu 
  • Chóe thờ
  • Bát sâm
  • Ông Cóc
Bộ đồ thờ thần tài men xanh ngọc lục bảo cao cấp Bát Tràng
Bộ đồ thờ thần tài men xanh ngọc lục bảo cao cấp Bát Tràng

Tùy thuộc vào kích thước bàn thờ cũng như điều kiện mà các gia đình có thể bố trí từ 1 đến 2 vật phẩm thờ cúng. Trên bàn thờ Thần tài – Thổ địa sẽ được đặt hoa quả, bánh kẹo hoặc các vật phẩm phong thủy mang đến may mắn. Vào các ngày như mùng 10 Tết, ngày rằm, mùng 1 gia chủ có thể cúng hoa quả tươi hoặc đồ mặn như tôm, thịt heo, thị gà, trứng. Đồ thờ cúng Thần Tài – Thổ địa cần đảm bảo tươi ngon, màu sắc tươi tắn, hình dáng tròn trịa. 

Bàn thờ gia tiên gồm những gì ?

Bàn thờ gia tiên thường bao gồm tổ tiên ông bà, ông mãnh bà cô, thần linh thổ công, ông áo. Để tỏ lòng thành kính vào các ngày rằm, mùng 1, giỗ, tết gia chủ cần thắp hương, làm cơm cúng, dâng hoa quả, tiền vàng, rượu nước nhằm tưởng nhớ. Việc cúng bái này giống như một lời cảm ơn ông bà tổ tiên, thần linh đã phù hộ, che chở cho gia đình. 

Bàn thờ gia tiên gồm những gì ?
Bàn thờ gia tiên gồm những gì ?

Thông thường đối với con thứ bàn thờ Thổ công thường bao gồm 1 bát hương chung thờ gia tiên và thần linh. Các vật phẩm trên bàn thờ Ông Công thường không quá khác biệt so với bàn thờ gia tiên. Về cơ bản chúng chỉ khác nhau là bàn thờ gia tiên có 3 bát hương và bàn thờ Thổ công chỉ có 1 bát hương. Trên bàn thờ gia tiên thường có các vật phẩm thờ cúng cơ bản như: 

Bộ đồ thờ gia tiên men rạn cao cấp - Đắp nổi Rồng Chầu Bát Tràng S2
Bộ đồ thờ gia tiên men rạn cao cấp – Đắp nổi Rồng Chầu Bát Tràng S2
  • Ngai thờ
  • Bát hương
  • Đỉnh hạc chân đồng
  • Mâm bồng
  • Kỷ chén thờ
  • Bát thờ 
  • Cây nến hoặc chân nến
  • Đài thờ
  • Ống hương
  • Bộ đũa thờ
  • Lọ cắm hoa
  • Chóe thờ 
  • Bát sâm 
  • Đèn thờ
  • Đôi lộc bình
  • Nậm đựng rượu
Bộ đồ thờ men rạn đắp nổi đầy đủ Bát Tràng
Bộ đồ thờ men rạn đắp nổi đầy đủ Bát Tràng giá chỉ 7 Triệu 5

Đồ thờ cúng trên bàn thờ gia tiên vào các ngày rằm, mùng 1 thường bao gồm hoa tươi, trái cây, bánh kẹo hoặc đồ ăn chay, vàng hương. Đối với các ngày như giỗ chạp có thể cúng hoa tươi, trái cây, bánh kẹo, rượu nước, cơm mặn, xôi gà. Đối với ngày Tết có thể bày bánh kẹo, ngũ quả, hoa tươi, bánh chưng, rượu bia, nước ngọt, thuốc, trà,… Hàng ngày sẽ được cúng cơm vào buổi sáng và chiều. 

Một số lưu ý khi đặt bàn thờ Ông Công

Vị trí đặt bàn thờ đóng vai trò vô cùng quan trọng thể hiện sự tôn trọng với thần linh cũng như mang đến may mắn, vượng khí cho gia đình. Chọn vị trí và hướng đặt bàn thờ Thổ Công còn giúp gia chủ tránh các tai ương cũng như điềm xấu có thể diễn ra. Khi đặt bàn thờ Ông Công bạn nên lưu ý một số điểm sau: 

Bộ đồ thờ gốm sứ men rạn cổ vẽ rồng lam đầy đủ Bát Tràng
Bộ đồ thờ gốm sứ men rạn cổ vẽ rồng lam đầy đủ Bát Tràng
  • Không đặt bàn thờ đối diện với cửa chính
  • Không đặt bàn thờ đối diện với những nơi u ám như nhà vệ sinh, nơi tối tăm, bẩn thỉu cũng như nhà bếp, phòng ngủ
  • Không đặt bàn thờ Thổ Công phía dưới phòng chơi của trẻ em gây mất trang nghiêm
  • Gia chủ nên bố trí một phòng thờ riêng, để việc thờ cúng được trọn vẹn nhất, để đảm bảo yếu tố thanh tịnh, trang nghiêm
  • Bàn thờ Thổ Công cần hướng đến chỗ có ánh sáng, thông thoáng, sạch sẽ
  • Không nên đặt bàn thờ quá thấp, hay quá cao gây khó khăn trong quá trình thờ cúng
  • Không nên đặt bàn thờ quá sát với trần nhà có thể gây cháy hoặc đen trần tường khi thắp hương, đốt nến

Lựa chọn hướng đặt bàn thờ Thổ Công phù hợp với tuổi

Mỗi người sinh ra đều có cung mệnh, năm sinh, niên mệnh khác nhau. Ở mỗi cung mệnh lại hợp với màu sắc, con số cũng như các hướng khác nhau. Gia chủ có thể dựa trên tuổi sinh Âm lịch của mình để lựa chọn hướng đặt bàn thờ phù hợp. Người sinh các tuổi Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi có thể chọn các hướng tốt sau đây để đặt bàn thờ ông Thổ Công: 

Bộ đồ thờ gốm sứ rồng nổi men lam vẽ tay Bát Tràng đẩy đủ
Bộ đồ thờ gốm sứ rồng nổi men lam vẽ tay Bát Tràng đẩy đủ
  • Tuổi Tý: Người tuổi Tý (Chuột) sinh các năm Âm lịch như: Nhâm Tý, Canh Tý, Mậu Tý, Bính Tý, Giáp Tý có thể chọn các hướng tốt để đặt bàn thờ Thổ Công như:  Hướng Tây Nam (Thiên Y); Hướng Tây (Phục Vị); Hướng Đông Bắc (Diên Niên); Hướng Tây Bắc (Sinh Khí).
  • Tuổi Sửu: Người sinh năm Sửu (Trâu) bao gồm các năm sinh Âm lịch như: Tân Sửu, Kỷ Sửu, Quý Sửu, Ất Sửu, Đinh Sửu khi lựa chọn hướng đặt bàn Thờ Thổ Công có thể cân nhắc các hướng tốt, mang đến may mắn như: Hướng Tây Nam, Hướng Tây Bắc, Hướng Tây, Hướng Đông Bắc.
  • Tuổi Dần: Người sinh năm Dần (Hổ) bao gồm các năm sinh Âm lịch như: Canh Dần, Nhâm Dần, Mậu Dần, Giáp Dần, Bính Dần có thể chọn các hướng đẹp để lập bàn thờ Thổ Công như: Hướng Tây Bắc, Hướng Tây Nam, Hướng Đông Bắc, Hướng Tây.
  • Tuổi Mão: Người sinh năm Mão (Mèo) bao gồm các năm sinh Âm lịch như: Kỷ Mão, Tân Mão, Quý Mão, Ất Mão, Đinh Mão có thể chọn một số hướng lập bàn thờ cúng Thổ Công đẹp như: Hướng Đông, hướng Đông Nam, Hướng Bắc, hướng Nam. g
  • Tuổi Thìn: Người sinh năm Thìn (Rồng) bao gồm những năm sinh âm lịch như: Canh Thìn, Nhâm Thìn, Mậu Thìn, Giáp Thìn, Bính Thìn khi lập bàn thờ Ông Công có thể chọn các hướng tốt như: Hướng Tây Nam, Hướng Tây, Hướng Tây Bắc, Hướng Đông Bắc. 
  • Tuổi Tỵ: Người sinh năm Tỵ (Rắn) bao gồm những năm sinh âm lịch như:  Kỷ Tỵ, Tân Tỵ, Quý Tỵ, Ất Tỵ, Đinh Tỵ khi đặt bàn thờ cúng Thổ Công nên lựa chọn các hướng đẹp mang lại may mắn như:  Hướng Tây Bắc, Hướng Tây Nam, Hướng Đông Bắc, Hướng Tây. 
  • Tuổi Ngọ: Người sinh năm Ngọ (Ngựa) bao gồm những năm sinh như: Mậu Ngọ, Canh Ngọ, Nhâm Ngọ, Giáp Ngọ, Bính Ngọ nên chọn đặt bàn thờ Thổ Công theo hướng sau đây nhằm mang đến sinh khí: Hướng Nam, Hướng Bắc, Hướng Đông Nam. 
  • Tuổi Mùi: Người sinh năm Mùi (Dê) bao gồm những năm sinh âm lịch như Kỷ Mùi, Tân Mùi, Quý Mùi, Ất Mùi, Đinh Mùi khi đặt bàn thờ cúng Ông Công nên lựa chọn các hướng đẹp như: Hướng Nam, hướng Bắc, Hướng Đông Nam, Hướng Đông.
  • Tuổi Thân: Người sinh năm Thân (Khỉ) bao gồm những năm sinh Âm lịch như: Canh Thân, Nhâm Thân, Bính Thân, Mậu Thân khi có ý định lập bàn thờ cúng Thổ Công nên chọn các hướng đẹp như: Hướng Tây Nam, Hướng Tây, Hướng Tây Bắc, Hướng Đông Bắc. 
  • Tuổi Dậu: Người sinh năm Dậu (Gà) bao gồm những năm sinh âm lịch như: Đinh Dậu, Ất Dậu, Quý Dậu, Tân Dậu, Kỷ Dậu khi thờ cúng thần linh, đặt bàn thờ Thổ Công nên chọn các hướng đẹp như: Hướng Bắc, Hướng Nam, Hướng, Đông Nam, Hướng Đông.
  • Tuổi Tuất: Người sinh năm Tuất (Chó) bao gồm những năm sinh Âm lịch như:  Canh Tuất, Nhâm Tuất, Mậu Tuất, Giáp Tuất, Bính Tuất khi đặt bàn thờ thổ công nên chọn các hướng như: Hướng Bắc, Hướng Nam, Hướng Đông Nam, Hướng Đông.
  • Tuổi Hợi: Người sinh năm Hợi (Lợn) bao gồm các năm sinh Âm lịch như: Tân Hợi, Quý Hợi , Ất Hợi, Đinh Hợi, Kỷ Hợi khi đặt bàn thờ Thổ công nên lựa chọn các hướng đẹp như: Hướng Tây Bắc, Hướng Đông Bắc, Hướng Tây Nam, Hướng Tây.
Bộ đồ thờ Bát Tràng cúng gia tiên men ngọc lục bảo cho ban nhỏ
Bộ đồ thờ Bát Tràng cúng gia tiên men ngọc lục bảo cho ban nhỏ

Trên đây là một số thông tin về hướng đặt, vị trí đặt, vật phẩm cần có trên bàn thờ Thổ Công gồm những gì mà Gốm Đại Việt cung cấp đến quý vị và các bạn. Hiện tại đơn vị của chúng tôi đang cung cấp đầy đủ các sản phẩm gốm sứ đồ thờ cúng, vật phẩm phong thủy thờ cúng Bát Tràng chính hãng. Quý khách hàng quan tâm vui lòng liên hệ đến với gomdaiviet.vn để được tư vấn và hỗ trợ hoàn toàn miễn phí. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *