Bài văn khấn hoá vàng hết tết đầy đủ & chính xác nhất

Bài văn khấn hoá vàng hết tết đầy đủ & chính xác nhất

Sau những ngày Tết, gia chủ sẽ thực hiện lễ hóa vàng hết Tết. Vậy lễ hóa vàng này được thực hiện cụ thể vào ngày nào và mâm lễ cúng hóa vàng đầy đủ sẽ bao gồm những gì? Bên cạnh đó, bài văn khấn hóa vàng hết Tết chi tiết và đầy đủ nhất được sử dụng hiện nay là bài khấn nào? Để tất cả những thắc mắc này được giải đáp, các bạn hãy cùng đến với những chia sẻ thú vị được Cửa hàng gốm sứ Bát Tràng Đại Việt mang đến sau đây nhé! 

Bài văn khấn hoá vàng hết tết đầy đủ & chính xác nhất
Bài văn khấn hoá vàng hết tết đầy đủ & chính xác nhất

Tết cổ truyền là một trong những tập tục văn hóa đẹp của dân tộc Việt Nam. Theo đó vào những ngày này, cả gia đình sẽ sum họp, quây quần bên nhau để cùng ăn bữa cơm tất niên và chào đón một năm mới đang gần kề. Với phong tục này, người Việt thường ăn Tết cổ truyền bắt đầu từ ngày mùng 1 đến hết ngày mùng 3. Sau ngày mùng 3, các gia đình sẽ tổ chức hóa vàng hết Tết hay còn được gọi với cái tên khác đó là dập chân nhang. Trong ngày này, gia chủ sẽ chuẩn bị mâm cơm hóa vàng thật tươm tất và khi chuẩn bị hóa vàng sẽ đọc văn khấn để tiến đưa các cụ trong gia đình về coi âm. Đồng thời, gia chủ sẽ cầu nguyện cho gia đình một năm mới thật bình an, may mắn và đón nhận nhiều tài lộc. 

Cúng lễ hóa vàng vào ngày nào là đúng nhất theo quan niệm truyền thống? 

Các cụ thời xưa vẫn có quan niệm rằng người chết không phải là hết mà họ đang sống ở một thế giới khác song song với thế giới của người phàm trần. Chính vì vậy, tục đốt vàng mã được thực hiện với ý nghĩa thể hiện sự biết ơn và tưởng nhớ tới những người đã khuất trong gia đình. Theo đó, với quan niệm này, Tết âm lịch sẽ bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp. Bởi sau ngày này, các gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình sẽ đi nhận mộ, dọn dẹp mộ và mời ông bà, tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu. 

Cúng lễ hóa vàng vào ngày nào là đúng nhất theo quan niệm truyền thống? 
Cúng lễ hóa vàng vào ngày nào là đúng nhất theo quan niệm truyền thống?

Tiếp đến một lễ cúng vô cùng quan trọng nữa đó chính là lễ cúng Tất niên tại bàn thờ gia tiên vào chiều ngày 30 Tết. Cùng với đó là lễ cúng đêm giao thừa và sáng mùng 1 của năm mới sau đó sẽ kết thúc bằng lễ hóa vàng mã để tiễn biệt tổ tiên sau những ngày đón Tết đầm ấm, sum vầy cùng con cháu. 

Với những ý nghĩa này, lễ hóa vàng hết Tết cho ông bà, gia tiên sẽ được thực hiện từ ngày mùng 3, mùng 4, mùng 5, mùng 7 hoặc mùng 10 âm lịch. Đặc biệt trong trường hợp gia đình đông anh em mà không ở chung hoặc ở hay gần nhau thì có thể sắp xếp để người anh trưởng hoặc người có cha mẹ ở chung làm lễ hóa vàng cuối cùng. 

Cũng theo quan niệm trong dân gian, ngày mùng 10 âm lịch tháng Giêng hàng năm được gọi là ngày vía Thần tài. Vì vậy, để tốt nhất, các gia chủ nên thực hiện việc hóa vàng hết Tết trước ngày đặc biệt này. 

Chuẩn bị đầy đủ và tươm tất nhất cho mâm cơm cúng khấn hóa vàng hết tết 

Sau khi hết Tết, mọi gia đình Việt đều sẽ thực hiện nghi thức hóa vàng. Theo đó, để tiến hành nghi thức quan trọng này, các gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ và tươm tất mâm cơm cúng với những món ăn, vật phẩm cơ bản như sau đây: 

Chuẩn bị đầy đủ và tươm tất nhất cho mâm cơm cúng khấn hóa vàng hết tết 
Chuẩn bị đầy đủ và tươm tất nhất cho mâm cơm cúng khấn hóa vàng hết tết
  • Gà trống luộc nguyên con: 1 con (hoặc có thể chọn thay thế bằng chân giò) 
  • Canh: canh miến nấu lòng gà hoặc canh măng nấu xương
  • Các món mặn: rau xào, thịt xào hay nem rán,….
  • Hương thơm 
  • Hoa quả tươi: chuẩn bị đủ 5 loại quả để làm thành mâm ngũ quả 
  • Vàng mã 
  • Đèn hoặc nến 
  • Trầu cau tươi 
  • Trà hoặc rượu trắng 
  • Bánh chưng hoặc bánh tét 
  • Xôi gấc (ngoài ra có thể sử dụng xôi đỗ) 
  • Bài văn khấn hóa vàng hết Tết đúng chuẩn 

Gia chủ sẽ chuẩn bị mâm cơm cúng lễ hóa vàng trên đây để thực hiện báo cáo với gia tiên về việc sắp làm. Đồng thời với mâm cơm cúng này, gia chủ cũng sẽ thông báo cho gia tiên để các vị có thể nhận được những món đồ lễ được dâng lên. 

Bài văn khấn hóa vàng hết Tết chi tiết và đúng chuẩn nhất 

Bài văn khấn hóa vàng hết Tết chi tiết và đúng chuẩn nhất 
Bài văn khấn hóa vàng hết Tết chi tiết và đúng chuẩn nhất

Để lễ hóa vàng hết Tết được trọn vẹn và đúng nghi thức, gia chủ không những cần chuẩn bị mâm lễ tươm tất và còn phải đọc bài văn khấn. Theo đó, bài văn khấn chi tiết và chính xác nhất, gia chủ có thể tham khảo ngay sau đây: 

Nam mô A Di Đà Phật! 

Nam mô A Di Đà Phật! 

Nam mô A Di Đà Phật! 

Con kính lạy chín phương trời, nười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần 

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ, Chư vị Tôn thần 

Con kính lạy Ngài đương niên hành khiển, ngài Bản cánh thành hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần. 

Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỳ, nội ngoại tiên linh.

Hôm nay là ngày mùng 3 tháng Giêng năm……………………….

Chúng con là:………………………………………………………………….tuổi:………………………………………….

Hiện cư ngụ tại:…………………………………………………………………………………………..

Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.

Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng. 

Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiền dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám! 

Nam mô A Di Đà Phật! 

Nam mô A Di Đà Phật! 

Nam mô A Di Đà Phật! 

Lưu ý quan trọng khi hóa vàng hết Tết gia chủ cần biết 

Theo phong tục truyền thống của người Việt, vào ngày 30 Tết, các gia đình sẽ tổ chức mâm cơm tất niên để mời ông bà, gia tiên trong gia đình về ăn tết. Sau đó, hết 3 ngày tết, gia chủ sẽ lại chuẩn bị một mâm cơm cúng tươm tất để tiễn ông bà về phía âm cùng với đó là đón thần tài. Vì vậy, tục lệ này còn được gọi là hóa vàng. 

Lưu ý quan trọng khi hóa vàng hết Tết gia chủ cần biết 
Lưu ý quan trọng khi hóa vàng hết Tết gia chủ cần biết

Tùy vào mỗi gia đình mà gia chủ có thể tổ chức lễ hóa vàng này vào ngày mùng 3, mùng 5, mùng 7 hoặc mùng 10 tháng Giêng âm lịch. Tuy nhiên, ngày mùng 10 trùng vào ngày vía thần Tài, vì vậy tốt nhất, gia chủ nên hóa vàng trước ngày này. 

Đôi nét thú vị giới thiệu về Gốm Đại Việt 

Với sự uy tín hàng đầu trên thị trường, Gốm Đại Việt ngày càng được biết đến là địa chỉ cung cấp các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng chính hãng, chất lượng với giá thành phải chăng. Không những thế, các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng được Gốm Đại Việt đưa ra thị trường còn rất đa dạng về mẫu mã, thiết kế, mang đến cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn phù hợp. 

Theo đó hiện nay, Gốm Đại Việt đang cung cấp và phân phối ra thị trường những dòng sản phẩm như sau: 

  • Đồ thờ Bát Tràng 
  • Bình hút tài lộc phong thủy 
  • Tượng – đồ phong thủy 
  • Tranh gốm sứ 
  • Ấm chén Bát Tràng 
  • Bộ đồ ăn Bát Tràng
  • Lọ lộc bình
  • Lọ hoa Bát Tràng 
  • Đèn sứ thấu quang 

Bộ đồ thờ cúng Bát Tràng men rạn đắp nổi rồng Số 6

Bộ ấm chén men cổ khắc nổi hoa phù dung Bát Tràng
Bộ ấm chén men cổ khắc nổi hoa phù dung Bát Tràng

Mai bình tích lộc công danh phú quý quà tặng sếp về hưu

Tranh gốm bát tràng chữ Phúc dát vàng quà tặng sếp về hưu

Những kinh nghiệm hữu ích về việc hóa vàng hết tết cũng như nội dung chi tiết, đầy đủ của bài văn khấn hóa vàng hết tết đã được gomdaiviet.vn mang đến các bạn trong bài viết trên đây. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp các bạn thực hiện đúng nghi thức hóa vàng cũng như thể hiện sự thành tâm của mình đối với ông bà, tổ tiên để năm mới gặp thật nhiều may mắn và tài lộc nhé! 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *